Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa được Chính phủ trình Quốc hội; trong đó, vấn đề ân hạn thuế cũng thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn trên nguyên tắc phải có bảo lãnh. Tuy nhiên, ý kiến của doanh nghiệp đều cho rằng, chính sách này nên được duy trì trên cơ sở có chọn lọc đối tượng.
Ân hạn thuế tăng tính cạnh tranh
Theo Luật quản lý thuế hiện hành số 78/2006/QH11 cho phép ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất, xuất khẩu kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275 ngày để phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác, doanh nghiệp phải nộp xong thuế khi nhận hàng.
Tại tờ trình về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa đổi chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước thời điểm thông quan, giải phóng hàng và áp dụng ân hạn nộp thuế chỉ khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng (275 ngày đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, 15 ngày đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, 30 ngày đối với trường hợp khác). Đến ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh ghi trên thư bảo lãnh nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tổ chức nhận bảo lãnh phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Hiệp hôi các ngành hàng lớn như thủy sản, dệt may… cho rằng, việc bãi bỏ chính sách ân hạn thuế nêu trên sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh nhất là đối với đơn vị nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua có sự đóng góp không nhỏ của việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Công ty Minh Phú (doanh nghiệp xuất khẩu tôm) nêu ý kiến, mặc dù doanh nghiệp có nguồn nuôi tôm lớn cùng với việc mua nguyên liệu tôm trong nước nhưng không đủ để phục vụ sản xuất xuất khẩu theo hợp đồng ký kết. Để đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, năm 2011, doanh nghiệp đã nhập khẩu gần 3.800 tấn tôm với trị giá trên 4,2 triệu USD.
Theo Công ty Havuco (một doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ) ở Khánh Hòa, việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ từ việc nhập nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Chính sách ân hạn thuế đã góp phần giúp công ty tiếp tục mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp đã xây dựng được hai nhà máy chế biến mới, doanh số xuất khẩu đạt dưới 5 triệu USD trước đây nay đã lên tới 65 triệu USD.
Theo tính toán của Hiệp hội các ngành hàng, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam gần 100 tỷ USD, giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu chiếm khoảng 50%. Tiền thuế từ lượng hàng nhập khẩu đạt trên dưới 10 tỷ USD/năm. Ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, đây là con số quá lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp trong cả nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lo ngại về thủ tục hành chính phát sinh kèm theo nếu chính sách này được ban hành như thủ tục xác nhận đã nộp thuế, bảo lãnh, thế chấp thuế cũng như thủ tục liên quan đến vấn đề hoàn thuế.
Trước tác động này, cộng đồng doanh nghiệp đều cho rằng họ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất xuất khẩu cũng như biện pháp quản lý phù hợp để tránh trường hợp doanh nghiệp trốn thuế, chây ỳ nộp thuế. Tuy nhiên, các Hiệp hội ngành hàng kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét, đánh giá toàn diện những lợi ích mà hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu đem lại so với hàng nhập khẩu kinh doanh trong nước để tránh đánh đồng cách quản lý giữa hai hình thức trên.
Sửa đổi để chống thất thu
Trên thực tế, thời gian qua, quy định về thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu đã giúp doanh nghiệp chủ động và linh hoạt sử dụng các luồng tiền để nộp thuế. Tuy nhiên, do cơ chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp dẫn tới tình trạng doanh nghiệp có thể không thường xuyên thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nhưng lợi dụng chính sách để chây ỳ nợ thuế, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể.
Theo tính toán của Bộ Tài Chính, năm 2011 có 311.943 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công xuất khẩu. Các cơ quan quản lý đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế nhưng tính đến ngày 30/9 vừa qua vẫn còn 5.784 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu và 961 hợp đồng gia công xuất khẩu chưa thanh khoản tương ứng với số tiền thuế nợ quá hạn khoảng 1.497 tỷ đồng; trong đó, nợ thuế quá hạn cưỡng chế (nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế) khoảng 1.100 tỷ đồng.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết Luật quản lý thuế lần này sửa đổi một số nội dung trong đó thay đổi một cách căn bản vấn đề ân hạn thuế đối với hàng xuất nhập khẩu nói chung. Việc sửa đổi lần này nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng chây ỳ. Bên cạnh đó, việc xây dựng luật cũng đảm bảo sự bình đẳng giữa hàng nhập khẩu kinh doanh với hàng sản xuất xuất khẩu. cũng như khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước.
Việc sửa chính sách ân hạn thuế đã tính tới vấn đề chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thông qua cơ chế thực hiện trong thời gian bảo lãnh nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp không phải trả lãi chậm nộp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đa số các nước không cho nợ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, phải nộp thuế trước khi nhận hàng (Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Lào...); một số nước cho chậm nộp thuế nhưng phải có bảo lãnh (Anh), hoặc cho nộp chậm với điều kiện có tài khoản do cơ quan Hải quan quản lý để đảm bảo việc nộp thuế (New Zealand).
Theo Tổng cục Hải quan, việc sửa đổi quy định về thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu như Dự thảo Luật sửa đổi bổ dung một số điều của Luật Quản lý thuế khi doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh có mức độ ảnh hưởng không lớn.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy khoảng thời gian từ khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi thực xuất khẩu sản phẩm, hầu hết các lô hàng đều không đến 275 ngày (thông thường là từ 45-90 ngày). Nếu tính trên cơ sở kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu năm 2011, số tiền bảo lãnh đối với thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, bông sợi trong thời gian 90 ngày, giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng 0,013% (nếu phí bảo lãnh là 0,05%/tháng); tăng 0,075% (nếu phí bảo lãnh là 0,29%/tháng, loại cao nhất không có đảm bảo).
Số tiền phí bảo lãnh đối với thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu thủy sản trong thời gian 45-50 ngày, giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng 0,01% (nếu phí bảo lãnh là 0,05%/tháng); tăng 0,058% (nếu phí bảo lãnh là 0,29%/tháng)./.
Ân hạn thuế tăng tính cạnh tranh
Theo Luật quản lý thuế hiện hành số 78/2006/QH11 cho phép ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất, xuất khẩu kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275 ngày để phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác, doanh nghiệp phải nộp xong thuế khi nhận hàng.
Tại tờ trình về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa đổi chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước thời điểm thông quan, giải phóng hàng và áp dụng ân hạn nộp thuế chỉ khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng (275 ngày đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, 15 ngày đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, 30 ngày đối với trường hợp khác). Đến ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh ghi trên thư bảo lãnh nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tổ chức nhận bảo lãnh phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Hiệp hôi các ngành hàng lớn như thủy sản, dệt may… cho rằng, việc bãi bỏ chính sách ân hạn thuế nêu trên sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh nhất là đối với đơn vị nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua có sự đóng góp không nhỏ của việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Công ty Minh Phú (doanh nghiệp xuất khẩu tôm) nêu ý kiến, mặc dù doanh nghiệp có nguồn nuôi tôm lớn cùng với việc mua nguyên liệu tôm trong nước nhưng không đủ để phục vụ sản xuất xuất khẩu theo hợp đồng ký kết. Để đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, năm 2011, doanh nghiệp đã nhập khẩu gần 3.800 tấn tôm với trị giá trên 4,2 triệu USD.
Theo Công ty Havuco (một doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ) ở Khánh Hòa, việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ từ việc nhập nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Chính sách ân hạn thuế đã góp phần giúp công ty tiếp tục mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp đã xây dựng được hai nhà máy chế biến mới, doanh số xuất khẩu đạt dưới 5 triệu USD trước đây nay đã lên tới 65 triệu USD.
Theo tính toán của Hiệp hội các ngành hàng, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam gần 100 tỷ USD, giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu chiếm khoảng 50%. Tiền thuế từ lượng hàng nhập khẩu đạt trên dưới 10 tỷ USD/năm. Ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, đây là con số quá lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp trong cả nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lo ngại về thủ tục hành chính phát sinh kèm theo nếu chính sách này được ban hành như thủ tục xác nhận đã nộp thuế, bảo lãnh, thế chấp thuế cũng như thủ tục liên quan đến vấn đề hoàn thuế.
Trước tác động này, cộng đồng doanh nghiệp đều cho rằng họ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất xuất khẩu cũng như biện pháp quản lý phù hợp để tránh trường hợp doanh nghiệp trốn thuế, chây ỳ nộp thuế. Tuy nhiên, các Hiệp hội ngành hàng kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét, đánh giá toàn diện những lợi ích mà hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu đem lại so với hàng nhập khẩu kinh doanh trong nước để tránh đánh đồng cách quản lý giữa hai hình thức trên.
Sửa đổi để chống thất thu
Trên thực tế, thời gian qua, quy định về thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu đã giúp doanh nghiệp chủ động và linh hoạt sử dụng các luồng tiền để nộp thuế. Tuy nhiên, do cơ chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp dẫn tới tình trạng doanh nghiệp có thể không thường xuyên thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nhưng lợi dụng chính sách để chây ỳ nợ thuế, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể.
Theo tính toán của Bộ Tài Chính, năm 2011 có 311.943 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công xuất khẩu. Các cơ quan quản lý đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế nhưng tính đến ngày 30/9 vừa qua vẫn còn 5.784 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu và 961 hợp đồng gia công xuất khẩu chưa thanh khoản tương ứng với số tiền thuế nợ quá hạn khoảng 1.497 tỷ đồng; trong đó, nợ thuế quá hạn cưỡng chế (nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế) khoảng 1.100 tỷ đồng.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết Luật quản lý thuế lần này sửa đổi một số nội dung trong đó thay đổi một cách căn bản vấn đề ân hạn thuế đối với hàng xuất nhập khẩu nói chung. Việc sửa đổi lần này nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng chây ỳ. Bên cạnh đó, việc xây dựng luật cũng đảm bảo sự bình đẳng giữa hàng nhập khẩu kinh doanh với hàng sản xuất xuất khẩu. cũng như khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước.
Việc sửa chính sách ân hạn thuế đã tính tới vấn đề chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thông qua cơ chế thực hiện trong thời gian bảo lãnh nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp không phải trả lãi chậm nộp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đa số các nước không cho nợ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, phải nộp thuế trước khi nhận hàng (Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Lào...); một số nước cho chậm nộp thuế nhưng phải có bảo lãnh (Anh), hoặc cho nộp chậm với điều kiện có tài khoản do cơ quan Hải quan quản lý để đảm bảo việc nộp thuế (New Zealand).
Theo Tổng cục Hải quan, việc sửa đổi quy định về thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu như Dự thảo Luật sửa đổi bổ dung một số điều của Luật Quản lý thuế khi doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh có mức độ ảnh hưởng không lớn.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy khoảng thời gian từ khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi thực xuất khẩu sản phẩm, hầu hết các lô hàng đều không đến 275 ngày (thông thường là từ 45-90 ngày). Nếu tính trên cơ sở kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu năm 2011, số tiền bảo lãnh đối với thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, bông sợi trong thời gian 90 ngày, giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng 0,013% (nếu phí bảo lãnh là 0,05%/tháng); tăng 0,075% (nếu phí bảo lãnh là 0,29%/tháng, loại cao nhất không có đảm bảo).
Số tiền phí bảo lãnh đối với thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu thủy sản trong thời gian 45-50 ngày, giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng 0,01% (nếu phí bảo lãnh là 0,05%/tháng); tăng 0,058% (nếu phí bảo lãnh là 0,29%/tháng)./.
Hải Yến (TTXVN)