Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Lao động quốc tế lần thứ 100 đang diễn ra tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 14/6, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh việc làm và an sinh xã hội là một trong những trọng tâm của các chính sách, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: trong giai đoạn hiện nay, các mục tiêu về việc làm và an sinh xã hội đều được lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và gắn chặt với các chỉ tiêu phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bảo đảm an sinh xã hội để tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu trên, trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động và xây dựng Luật Việc làm, Luật tiền lương tối thiểu... để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường lao động hiệu quả, tăng cường năng lực và đối thoại của các đối tác ba bên nhằm đảm bảo cơ hội tiêp cận việc làm nhiều hơn, chất lượng việc làm tốt hơn, đảm bảo các diều kiện an sinh xã hội cơ bản và tiệm cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Chính phủ cũng có các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động, tăng cường hệ thống dự báo thị trường lao động, hệ thống dịch vụ việc làm, hệ thống thanh tra lao động, triển khai thực hiện Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình việc làm cho thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật và người dân ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng cũng cho biết Việt Nam đang tích cực nghiên cứu áp dụng Sáng kiến Sàn An sinh xã hội của Liên hợp quốc. Mới đây Chính phủ cũng đã ban hành Nghi quyết số 80 về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 theo hướng toàn diện và có độ bao phủ cao.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời vẫn thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân như hỗ trợ tiền mặt cho người lao động có thu nhập thấp, cho các đối tượng chính sách, cho hộ gia đình nghèo, tăng cường hỗ trợ và khuyến khích các sáng kiến tự tạo việc làm độc lập, việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức và hỗ trợ các nhóm yếu thế.
Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của ILO nhằm thông qua một công cụ pháp lý mới bảo vệ người lao động giúp việc gia đình và các đề xuất nhằm mở rộng hơn nữa diện bao phủ và mức độ hỗ trợ của hệ thống Bảo hiểm xã hội theo sáng kiến Sàn An sinh xã hội của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng cũng cảm ơn các nước thành viên ILO đã bầu Việt Nam làm thành viên chính thức của Hội đồng quản trị ILO nhiệm kỳ 2011-2014 và cam kết làm hết sức mình để đảm bảo thực hiện thành công vai trò này.
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi làm việc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với các bên.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Văn Chính cũng có các cuộc gặp và làm việc với Chủ tịch công đoàn Hàn Quốc và Australia, các quan chức ILO khác và phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng.
Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ lên đường về nước vào ngày 17/6 tới, kết thúc năm ngày làm việc./.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: trong giai đoạn hiện nay, các mục tiêu về việc làm và an sinh xã hội đều được lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và gắn chặt với các chỉ tiêu phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bảo đảm an sinh xã hội để tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu trên, trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động và xây dựng Luật Việc làm, Luật tiền lương tối thiểu... để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường lao động hiệu quả, tăng cường năng lực và đối thoại của các đối tác ba bên nhằm đảm bảo cơ hội tiêp cận việc làm nhiều hơn, chất lượng việc làm tốt hơn, đảm bảo các diều kiện an sinh xã hội cơ bản và tiệm cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Chính phủ cũng có các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động, tăng cường hệ thống dự báo thị trường lao động, hệ thống dịch vụ việc làm, hệ thống thanh tra lao động, triển khai thực hiện Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình việc làm cho thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật và người dân ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng cũng cho biết Việt Nam đang tích cực nghiên cứu áp dụng Sáng kiến Sàn An sinh xã hội của Liên hợp quốc. Mới đây Chính phủ cũng đã ban hành Nghi quyết số 80 về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 theo hướng toàn diện và có độ bao phủ cao.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời vẫn thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân như hỗ trợ tiền mặt cho người lao động có thu nhập thấp, cho các đối tượng chính sách, cho hộ gia đình nghèo, tăng cường hỗ trợ và khuyến khích các sáng kiến tự tạo việc làm độc lập, việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức và hỗ trợ các nhóm yếu thế.
Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của ILO nhằm thông qua một công cụ pháp lý mới bảo vệ người lao động giúp việc gia đình và các đề xuất nhằm mở rộng hơn nữa diện bao phủ và mức độ hỗ trợ của hệ thống Bảo hiểm xã hội theo sáng kiến Sàn An sinh xã hội của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng cũng cảm ơn các nước thành viên ILO đã bầu Việt Nam làm thành viên chính thức của Hội đồng quản trị ILO nhiệm kỳ 2011-2014 và cam kết làm hết sức mình để đảm bảo thực hiện thành công vai trò này.
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi làm việc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với các bên.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Văn Chính cũng có các cuộc gặp và làm việc với Chủ tịch công đoàn Hàn Quốc và Australia, các quan chức ILO khác và phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng.
Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ lên đường về nước vào ngày 17/6 tới, kết thúc năm ngày làm việc./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)