Cuối năm thường là thời điểm sôi động của thị trường việc làm thời vụ. Tuy nhiên, năm nay, các điểm giao dịch việc làm không mấy sôi động cho thấy khó có sự đột phá như mong muốn.
Thấp thỏm chờ việc làm
Khủng hoảng kinh tế đi liền với suy giảm sức mua, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế thường cũng đi liền với cắt giảm nhân sự nhằm duy trì năng suất lao động và gắn liền với nỗi lo sợ mất việc làm của người lao động.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, lợi nhuận giảm sút nên phải cho nhân viên nghỉ không lương chờ việc.
Chị Tạ Thị Chức, nhân viên một công ty sản xuất băng đĩa đang bị công ty cho nghỉ không lương chờ việc. Chị Chức đang nuôi hy vọng thời điểm gần Tết có việc công ty sẽ gọi đi làm trở lại nhưng hiện tại công ty vẫn báo chưa có việc.
“Mọi năm thời điểm này là công ty bận rộn chuẩn bị làm băng đĩa Tết nên rất cần nhân lực, thế nhưng năm nay vẫn chưa thấy công ty gọi đi làm, gọi hỏi thì công ty bảo chờ vì năm nay sản xuất ít hàng hơn và tạm thời chưa cần người.” Chị Chức than thở.
Bên cạnh cho nghỉ không lương chờ việc, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành tinh giản nhân sự tối đa, bỏ bớt các bộ phận không thật sự cần thiết nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Chị Trần Thị Thúy, nhân viên một công ty kinh doanh các loại sữa nhập khẩu cho biết, “Công ty tôi cũng đang cắt giảm nhân sự tối đa. Công việc của tôi là kế toán nhưng bây giờ tôi phải làm thêm cả việc hành chính vì bạn làm công việc hành chính đã bị cho thôi việc.”
Mặc dù công việc vất vả hơn nhưng chị Thúy không có ý định xin chuyển chỗ mới vì theo chị Thúy thì khó khăn đang là tình trạng chung và thời điểm cuối năm thường rất khó xin việc nên đành chấp nhận “ăn” một lương nhưng làm hai việc.
Giao dịch việc làm trầm lắng
Mặc dù đã đang là tháng cuối năm nhưng giao dịch việc làm vẫn khá trầm lắng và chưa có những chuyển biến tích cực. Thậm chí, trong giao dịch gần nhất của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, lượng giao dịch việc làm còn giảm so với các tháng trước.
Nếu như các phiên giao dịch trước phải thu hút từ 1.500-2.000 người tham gia sàn giao dịch thì lượng người giao dịch đã giảm xuống 1.000 người, các doanh nghiệp tham gia cũng đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng ít hơn.
Theo bà Vũ Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội) thì nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế nên số lượng doanh nghiệp tuyển dụng ít đi trong khi lượng người đăng ký thất nghiệp lại ngày càng đông do có nhiều doanh nghiệp giải thể. Mặt khác, vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phải lo thưởng Tết nên thường ít tuyển dụng, đặc biệt chỉ tuyển dụng những vị trí thật sự cần thiết.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thị trường lao động thì từ nay đến Tết Nguyên đán, lao động ở các lĩnh vực dịch vụ, tiếp thị, tư vấn, bán hàng cuối năm vẫn sẽ có khả năng nhộn nhịp hơn nhưng những dấu hiệu tích cực sẽ đến muộn hơn mọi năm do các doanh nghiệp sẽ cân nhắc từ việc sức mua cải thiện có được cải thiện hay không rồi mới ồ ạt tuyển dụng.
Bà Vũ Thanh Liễu cho biết, hiện các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các khách sạn, nhà hàng... Tuy nhiên, các ngành này đều có yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về các kỹ năng ứng xử, giao tiếp cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học./.
Thấp thỏm chờ việc làm
Khủng hoảng kinh tế đi liền với suy giảm sức mua, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế thường cũng đi liền với cắt giảm nhân sự nhằm duy trì năng suất lao động và gắn liền với nỗi lo sợ mất việc làm của người lao động.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, lợi nhuận giảm sút nên phải cho nhân viên nghỉ không lương chờ việc.
Chị Tạ Thị Chức, nhân viên một công ty sản xuất băng đĩa đang bị công ty cho nghỉ không lương chờ việc. Chị Chức đang nuôi hy vọng thời điểm gần Tết có việc công ty sẽ gọi đi làm trở lại nhưng hiện tại công ty vẫn báo chưa có việc.
“Mọi năm thời điểm này là công ty bận rộn chuẩn bị làm băng đĩa Tết nên rất cần nhân lực, thế nhưng năm nay vẫn chưa thấy công ty gọi đi làm, gọi hỏi thì công ty bảo chờ vì năm nay sản xuất ít hàng hơn và tạm thời chưa cần người.” Chị Chức than thở.
Bên cạnh cho nghỉ không lương chờ việc, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành tinh giản nhân sự tối đa, bỏ bớt các bộ phận không thật sự cần thiết nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Chị Trần Thị Thúy, nhân viên một công ty kinh doanh các loại sữa nhập khẩu cho biết, “Công ty tôi cũng đang cắt giảm nhân sự tối đa. Công việc của tôi là kế toán nhưng bây giờ tôi phải làm thêm cả việc hành chính vì bạn làm công việc hành chính đã bị cho thôi việc.”
Mặc dù công việc vất vả hơn nhưng chị Thúy không có ý định xin chuyển chỗ mới vì theo chị Thúy thì khó khăn đang là tình trạng chung và thời điểm cuối năm thường rất khó xin việc nên đành chấp nhận “ăn” một lương nhưng làm hai việc.
Giao dịch việc làm trầm lắng
Mặc dù đã đang là tháng cuối năm nhưng giao dịch việc làm vẫn khá trầm lắng và chưa có những chuyển biến tích cực. Thậm chí, trong giao dịch gần nhất của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, lượng giao dịch việc làm còn giảm so với các tháng trước.
Nếu như các phiên giao dịch trước phải thu hút từ 1.500-2.000 người tham gia sàn giao dịch thì lượng người giao dịch đã giảm xuống 1.000 người, các doanh nghiệp tham gia cũng đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng ít hơn.
Theo bà Vũ Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội) thì nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế nên số lượng doanh nghiệp tuyển dụng ít đi trong khi lượng người đăng ký thất nghiệp lại ngày càng đông do có nhiều doanh nghiệp giải thể. Mặt khác, vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phải lo thưởng Tết nên thường ít tuyển dụng, đặc biệt chỉ tuyển dụng những vị trí thật sự cần thiết.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thị trường lao động thì từ nay đến Tết Nguyên đán, lao động ở các lĩnh vực dịch vụ, tiếp thị, tư vấn, bán hàng cuối năm vẫn sẽ có khả năng nhộn nhịp hơn nhưng những dấu hiệu tích cực sẽ đến muộn hơn mọi năm do các doanh nghiệp sẽ cân nhắc từ việc sức mua cải thiện có được cải thiện hay không rồi mới ồ ạt tuyển dụng.
Bà Vũ Thanh Liễu cho biết, hiện các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các khách sạn, nhà hàng... Tuy nhiên, các ngành này đều có yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về các kỹ năng ứng xử, giao tiếp cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học./.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2012, cả nước có gần 35.500 doanh nghiệp đóng cửa (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ./. |
Hồng Kiều (Vietnam+)