Tại buổi Họp báo về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011 do Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn tổ chức chiều 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam Trương Thanh Phong đã cho biết, đến thời điểm này, các doanh nghiệp gạo đã tiêu thụ được hết số lượng gạo của bà con với giá trung bình từ 6.900-7.000/kg lúa khô, lợi nhuận bình quân ở thời điểm này tăng hơn 70% còn bình quân từ vụ hè thu cũng đạt trên 50%.
Tuy nhiên, từ giữa tháng Tám đến nay, việc giá lương thực trong nước liên tục tăng cao khiến cho người thu nhập thấp gặp khó khăn.
Theo ông Phong, rất nhiều doanh nghiệp đã nhận được các tin nhắn mang nội dung thất thiệt là giá gạo sẽ còn tăng khiến giá gạo tăng đột biến thêm 400 đồng/kg do xuất hiện tình trạng đầu cơ, gom, găm hàng.
Thực chất, ông Phong khẳng định, không hề có hợp đồng nào ký thêm để xuất khẩu . Lượng gạo tồn kho là 1,3 triệu tấn đủ sức để bình ổn thị trường trong nước đến hết năm.
Theo phân tích của ông Trương Thanh Phong, diễn biến tăng giá tại thị trường nội địa vừa qua đã đẩy giá gạo của Việt Nam lên quá cao so với mặt bằng chung, khiến giá thành của gạo xuất khẩu lên cao hơn cả giá gạo Thái Lan.
Chính vì vậy mà 300 ngàn tấn gạo mà Indonesia dự kiến mua của Việt Nam đã không được thực hiện, còn Indonesia cũng chuyển sang chọn mua gạo Thái Lan với giá thấp hơn.
Theo Hiệp hội, đang có hiện tượng đầu cơ gạo trong nước rất lớn, mà những đối tượng đầu cơ lại không chuyên trong ngành lương thực, họ chỉ nhận thấy giá có khả năng tăng lên đã đầu cơ. Thêm vào đó là một số nhà máy đã mua lúa về nhưng không xay, chờ giá lên mới xay để bán ra.
Một nguyên nhân nữa là do yếu tố tâm lý, sau khi Chính phủ mới của Thái Lan ra quyết định nâng giá hỗ trợ mua lúa cho nông dân từ 11 ngàn bạt lên 15 ngàn bạt/tấn, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng giữ hàng lại, hạn chế xuất khẩu.
Theo giải thích của Bộ Công thương thì việc điều hành này sẽ được thực hiện theo lộ trình và đến năm 2012 mới lên tới mức hỗ trợ 15 ngàn bạt/tấn. Hơn nữa, nếu tình hình giá gạo lên cao quá thì các nước xuất khẩu gạo G20 sẽ can thiệp để người dân nghèo trên thế giới không bị ảnh hưởng quá lớn.
Hiện đã triển khai nghị định 109/CP về xuất khẩu gạo, trong đó cũng yếu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo lượng tồn kho và tham gia dự trữ lưu thông ở mức 10% để can thiệp thị trường khi có biến động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở những thành phố lớn và khu đông dân cư đều có các cửa hàng lượng thực để bán hàng bình ổn thấp hơn giá thị trường 10%. Do vậy từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ không có hiện tượng sốt giá gạo trong nước.
Trong việc điều hành xuất khẩu gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cũng cho biết, tháng 4/2011 xuất khẩu 717 nghìn tấn tăng 5% so với cùng kỳ, tháng 5 xuất khẩu 702 nghìn tấn, giảm gần 1%, tháng 6 xuất 642,9 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ, duy nhất tháng 7 xuất khẩu 707 nghìn, tăng 12% so với thu hoạch hè thu hoàn toàn không ảnh hưởng so với dung sai là trên 1,5 triệu tấn.
Gần đây, thị trường Philippines đã thay đổi hoàn toàn cơ chế nhập khẩu gạo từ Việt Nam, thay vì nhập khẩu theo đường trực tiếp, họ lại nhập khẩu theo hình thức đấu thầu giữa các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao về lượng và giá xuất khẩu vào thị trường này, đây là thành công trong bối cảnh những thị trường tập trung trước đây đột ngột thay đổi phương thức nhập khẩu theo hướng dìm giá xuống.
Từ nay đến cuối năm, việc điều hành xuất khẩu cũng sẽ linh hoạt, dự kiến xuất khẩu cả năm đạt khoảng 7 triệu tấn. Nếu đạt sản lượng 41,6 triệu tấn thì sẽ xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn, còn lại để gối đầu cho năm 2012.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh, nếu sản lượng lương thực cả nước năm 2011 đạt 41,6 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2010, thì nhu cầu sử dụng trong nước, kể cả yếu tố tăng dân số trong nước cũng không thể tiêu thụ hết lượng lúa gạo tăng này.
Dự kiến xuất khẩu 7 triệu tấn vẫn nằm trong dung sai cho phép so với việc tăng sản lượng. Điều hành xuất khẩu gạo sẽ không để giá trong nước cũng như giá xuất khẩu tăng cao đột biến, nhưng cũng không để ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã ký 61 giấy phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cộng với 4 doanh nghiệp nước ngoài khác cùng tham gia thì 65 doanh nghiệp này đã chiếm tới 80% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam./.
Tuy nhiên, từ giữa tháng Tám đến nay, việc giá lương thực trong nước liên tục tăng cao khiến cho người thu nhập thấp gặp khó khăn.
Theo ông Phong, rất nhiều doanh nghiệp đã nhận được các tin nhắn mang nội dung thất thiệt là giá gạo sẽ còn tăng khiến giá gạo tăng đột biến thêm 400 đồng/kg do xuất hiện tình trạng đầu cơ, gom, găm hàng.
Thực chất, ông Phong khẳng định, không hề có hợp đồng nào ký thêm để xuất khẩu . Lượng gạo tồn kho là 1,3 triệu tấn đủ sức để bình ổn thị trường trong nước đến hết năm.
Theo phân tích của ông Trương Thanh Phong, diễn biến tăng giá tại thị trường nội địa vừa qua đã đẩy giá gạo của Việt Nam lên quá cao so với mặt bằng chung, khiến giá thành của gạo xuất khẩu lên cao hơn cả giá gạo Thái Lan.
Chính vì vậy mà 300 ngàn tấn gạo mà Indonesia dự kiến mua của Việt Nam đã không được thực hiện, còn Indonesia cũng chuyển sang chọn mua gạo Thái Lan với giá thấp hơn.
Theo Hiệp hội, đang có hiện tượng đầu cơ gạo trong nước rất lớn, mà những đối tượng đầu cơ lại không chuyên trong ngành lương thực, họ chỉ nhận thấy giá có khả năng tăng lên đã đầu cơ. Thêm vào đó là một số nhà máy đã mua lúa về nhưng không xay, chờ giá lên mới xay để bán ra.
Một nguyên nhân nữa là do yếu tố tâm lý, sau khi Chính phủ mới của Thái Lan ra quyết định nâng giá hỗ trợ mua lúa cho nông dân từ 11 ngàn bạt lên 15 ngàn bạt/tấn, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng giữ hàng lại, hạn chế xuất khẩu.
Theo giải thích của Bộ Công thương thì việc điều hành này sẽ được thực hiện theo lộ trình và đến năm 2012 mới lên tới mức hỗ trợ 15 ngàn bạt/tấn. Hơn nữa, nếu tình hình giá gạo lên cao quá thì các nước xuất khẩu gạo G20 sẽ can thiệp để người dân nghèo trên thế giới không bị ảnh hưởng quá lớn.
Hiện đã triển khai nghị định 109/CP về xuất khẩu gạo, trong đó cũng yếu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo lượng tồn kho và tham gia dự trữ lưu thông ở mức 10% để can thiệp thị trường khi có biến động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở những thành phố lớn và khu đông dân cư đều có các cửa hàng lượng thực để bán hàng bình ổn thấp hơn giá thị trường 10%. Do vậy từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ không có hiện tượng sốt giá gạo trong nước.
Trong việc điều hành xuất khẩu gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cũng cho biết, tháng 4/2011 xuất khẩu 717 nghìn tấn tăng 5% so với cùng kỳ, tháng 5 xuất khẩu 702 nghìn tấn, giảm gần 1%, tháng 6 xuất 642,9 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ, duy nhất tháng 7 xuất khẩu 707 nghìn, tăng 12% so với thu hoạch hè thu hoàn toàn không ảnh hưởng so với dung sai là trên 1,5 triệu tấn.
Gần đây, thị trường Philippines đã thay đổi hoàn toàn cơ chế nhập khẩu gạo từ Việt Nam, thay vì nhập khẩu theo đường trực tiếp, họ lại nhập khẩu theo hình thức đấu thầu giữa các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao về lượng và giá xuất khẩu vào thị trường này, đây là thành công trong bối cảnh những thị trường tập trung trước đây đột ngột thay đổi phương thức nhập khẩu theo hướng dìm giá xuống.
Từ nay đến cuối năm, việc điều hành xuất khẩu cũng sẽ linh hoạt, dự kiến xuất khẩu cả năm đạt khoảng 7 triệu tấn. Nếu đạt sản lượng 41,6 triệu tấn thì sẽ xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn, còn lại để gối đầu cho năm 2012.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh, nếu sản lượng lương thực cả nước năm 2011 đạt 41,6 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2010, thì nhu cầu sử dụng trong nước, kể cả yếu tố tăng dân số trong nước cũng không thể tiêu thụ hết lượng lúa gạo tăng này.
Dự kiến xuất khẩu 7 triệu tấn vẫn nằm trong dung sai cho phép so với việc tăng sản lượng. Điều hành xuất khẩu gạo sẽ không để giá trong nước cũng như giá xuất khẩu tăng cao đột biến, nhưng cũng không để ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã ký 61 giấy phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cộng với 4 doanh nghiệp nước ngoài khác cùng tham gia thì 65 doanh nghiệp này đã chiếm tới 80% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam./.
Đức Duy (Vietnam+)