"Viên tiết kiệm xăng" là hóa chất được nhập vào Việt Nam nhưng chưa được kiểm định chất lượng, đặc biệt là các đặc tính liên quan đến an toàn cháy, nổ.
Đây là khẳng định của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong Thông báo số 11/QLCL- CL3 cảnh báo người tiêu dùng về “Viên tiết kiệm xăng,” “Dung dịch tiết kiệm xăng.”
Cũng trong thông báo trên, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa khẳng định Các loại hóa chất trên chưa được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký sử dụng theo quy định về sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng, dầu diezen.
Hiện nay, trên thị trường tại nhiều địa phương đã xuất hiện loại hàng hóa có tên gọi “Viên tiết kiệm xăng” và “Dung dịch tiết kiệm xăng,” được quảng cáo có thể tiết kiệm 15% đến 30% nhiên liệu khi cho vào bình xăng và đã được kiểm định, cấp phép sử dụng. Thậm chí, các hóa chất này còn được quảng cáo là có thể giúp kéo dài tuổi thọ của xe, tăng công suất động cơ, giảm tiếng ồn, khí thải…
Trước những thông tin trên, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua và sử dụng “Viên tiết kiệm xăng,” “Dung dịch tiết kiệm xăng.”
Trước đó, trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều bộ sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe máy có xuất xứ từ nhiều nguồn: của nước ngoài và của các Công ty Việt Nam với giá vài trăm nghìn đồng, được quảng cáo có thể “tiết kiệm từ 20%-30% tiền đổ xăng.” Tuy vậy, hiệu quả đã không như mong đợi. Nhiều khách hàng sau khi lắp các thiết bị trên đã rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang,” khi mức độ tiết kiệm xăng chưa thấy đâu nhưng đã thấy ngay các hiện tượng trục trặc, hỏng hóc với chiếc xe của mình…
Theo các chuyên gia, việc sử dụng các hóa chất hay các sản phẩm lắp ráp vào xe có tiết kiệm nhiên liệu được hay không thì cần có kiểm nghiệm khoa học. Việc tiết kiệm nhiên liệu có thể được thực hiện bằng kỹ thuật lái xe như chạy xe với tốc độ vừa phải, thường xuyên bảo dưỡng xe, hạn chế việc tăng giảm tốc độ đột ngột, phanh gấp... thay vì việc lắp đặt thêm các thiết bị mà không biết chúng có an toàn hay không./.
Đây là khẳng định của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong Thông báo số 11/QLCL- CL3 cảnh báo người tiêu dùng về “Viên tiết kiệm xăng,” “Dung dịch tiết kiệm xăng.”
Cũng trong thông báo trên, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa khẳng định Các loại hóa chất trên chưa được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký sử dụng theo quy định về sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng, dầu diezen.
Hiện nay, trên thị trường tại nhiều địa phương đã xuất hiện loại hàng hóa có tên gọi “Viên tiết kiệm xăng” và “Dung dịch tiết kiệm xăng,” được quảng cáo có thể tiết kiệm 15% đến 30% nhiên liệu khi cho vào bình xăng và đã được kiểm định, cấp phép sử dụng. Thậm chí, các hóa chất này còn được quảng cáo là có thể giúp kéo dài tuổi thọ của xe, tăng công suất động cơ, giảm tiếng ồn, khí thải…
Trước những thông tin trên, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua và sử dụng “Viên tiết kiệm xăng,” “Dung dịch tiết kiệm xăng.”
Trước đó, trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều bộ sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe máy có xuất xứ từ nhiều nguồn: của nước ngoài và của các Công ty Việt Nam với giá vài trăm nghìn đồng, được quảng cáo có thể “tiết kiệm từ 20%-30% tiền đổ xăng.” Tuy vậy, hiệu quả đã không như mong đợi. Nhiều khách hàng sau khi lắp các thiết bị trên đã rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang,” khi mức độ tiết kiệm xăng chưa thấy đâu nhưng đã thấy ngay các hiện tượng trục trặc, hỏng hóc với chiếc xe của mình…
Theo các chuyên gia, việc sử dụng các hóa chất hay các sản phẩm lắp ráp vào xe có tiết kiệm nhiên liệu được hay không thì cần có kiểm nghiệm khoa học. Việc tiết kiệm nhiên liệu có thể được thực hiện bằng kỹ thuật lái xe như chạy xe với tốc độ vừa phải, thường xuyên bảo dưỡng xe, hạn chế việc tăng giảm tốc độ đột ngột, phanh gấp... thay vì việc lắp đặt thêm các thiết bị mà không biết chúng có an toàn hay không./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)