Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS) Kwon Hyouk - Se.
Hai bên đã cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và giám sát tài chính.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ mong được phía Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm giám sát và đào tạo nguồn nhân lực, cũng như trong việc quản lý và giám sát các quỹ đầu tư; giúp đào tạo các kỹ năng quản lý và giám sát quỹ đầu tư cho các cán bộ quản lý của Bộ, đào tạo các kiến thức quản lý thị trường chứng khoán phái sinh; chia sẻ kinh nghiệm về tái cấu trúc công ty chứng khoán cũng như tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời sẵn sàng trao đổi, ký kết các quy chế về giám sát thanh tra lĩnh vực bảo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động thuận lợi ở Việt Nam.
Bộ trưởng hy vọng Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ phía Hàn Quốc trong việc tiếp cận thị trường tài chính Việt Nam và hỗ trợ phối hợp trong công tác giám sát.
Chủ tịch Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc Kwon Hyouk - Se đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam và cho rằng thời gian qua hai nước đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Theo Chủ tịch Kwon Hyouk - Se thì hai nước phải tăng cường hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp hai nước luôn chia sẻ và trao đổi để tạo ra các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ.
Tại buổi tiếp, lãnh đạo hai bên cũng thống nhất sẽ tổ chức hội thảo chung nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về đối phó với khủng hoảng kinh tế, chứng khoán, quản lý vốn cũng như thị trường tài chính trong thời gian tới tại Việt Nam.
Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc được thành lập vào năm 1999, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra vào năm 1997.
FSS đóng vai trò như người giám sát điều hành cho Ủy ban giám sát tài chính (FSC) và chủ yếu thực hiện kiểm tra các tổ chức tài chính, các hoạt động cưỡng chế thực thi và giám sát khác có tính phí theo các văn bản hướng dẫn, qui định của FSC./.
Hai bên đã cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và giám sát tài chính.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ mong được phía Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm giám sát và đào tạo nguồn nhân lực, cũng như trong việc quản lý và giám sát các quỹ đầu tư; giúp đào tạo các kỹ năng quản lý và giám sát quỹ đầu tư cho các cán bộ quản lý của Bộ, đào tạo các kiến thức quản lý thị trường chứng khoán phái sinh; chia sẻ kinh nghiệm về tái cấu trúc công ty chứng khoán cũng như tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời sẵn sàng trao đổi, ký kết các quy chế về giám sát thanh tra lĩnh vực bảo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động thuận lợi ở Việt Nam.
Bộ trưởng hy vọng Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ phía Hàn Quốc trong việc tiếp cận thị trường tài chính Việt Nam và hỗ trợ phối hợp trong công tác giám sát.
Chủ tịch Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc Kwon Hyouk - Se đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam và cho rằng thời gian qua hai nước đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Theo Chủ tịch Kwon Hyouk - Se thì hai nước phải tăng cường hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp hai nước luôn chia sẻ và trao đổi để tạo ra các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ.
Tại buổi tiếp, lãnh đạo hai bên cũng thống nhất sẽ tổ chức hội thảo chung nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về đối phó với khủng hoảng kinh tế, chứng khoán, quản lý vốn cũng như thị trường tài chính trong thời gian tới tại Việt Nam.
Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc được thành lập vào năm 1999, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra vào năm 1997.
FSS đóng vai trò như người giám sát điều hành cho Ủy ban giám sát tài chính (FSC) và chủ yếu thực hiện kiểm tra các tổ chức tài chính, các hoạt động cưỡng chế thực thi và giám sát khác có tính phí theo các văn bản hướng dẫn, qui định của FSC./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)