Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam và Campuchia sẽ có nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2020.
Dự kiến hai nước sẽ có khoảng 20 dự án hợp tác về khoa học kỹ thuật, kiểm dịch, lâm nghiệp và thủy sản, với tổng kinh phí gần 365 tỷ đồng.
Triển khai Biên bản ghi nhớ đã ký về hợp tác đầu tư trồng cao su, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia để đàm phán và ký kết Hiệp định cấp Chính phủ về trồng 300.000ha cây cao su và cây công nghiệp ở Campuchia.
Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thú y, bàn biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh qua biên giới; ký kết các thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin và dữ liệu thủy sản, khai thác thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản và các hoạt động nghiên cứu.
Hai bên cũng chú trọng tới công tác quản lý rừng bền vững, phối hợp giám sát và kiểm soát hiệu quả các hoạt động về buôn bán gỗ, sản phẩm rừng và động vật hoang dã, đồng thời tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật trong phát triển rừng, nhất là về giống cây rừng.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại trong chế biến thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc...
Với dự án phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Campuchia, thực hiện từ tháng 6/2011-2/2015, kinh phí là 50 tỷ đồng, Việt Nam sẽ giúp Campuchia chủ động sản xuất đáp ứng phần lớn nguồn giống thủy sản có chất lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn giống khai thác tự nhiên và ngoại nhập.
Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng Viện nghiên cứu thủy sản tại tỉnh Kampot, với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng, nhằm giúp ngành thủy sản Campuchia trong lĩnh vực nghiên cứu biển, điều tra đánh giá nguồn lợi và công nghệ khai thác.
Hai bên cũng hợp tác nghiên cứu phát triển mô hình hộ nông dân sản xuất một số giống hoa lan cắt cành thích hợp với khí hậu, thị trường và kinh tế xã hội ở đô thị Campuchia trong giai đoạn 2012-2016.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia còn nghiên cứu và phát triển sản xuất rau an toàn tại các tỉnh biên giới giữa hai nước, thông qua việc đào tạo, huấn luyện phương pháp triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.../.
Dự kiến hai nước sẽ có khoảng 20 dự án hợp tác về khoa học kỹ thuật, kiểm dịch, lâm nghiệp và thủy sản, với tổng kinh phí gần 365 tỷ đồng.
Triển khai Biên bản ghi nhớ đã ký về hợp tác đầu tư trồng cao su, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia để đàm phán và ký kết Hiệp định cấp Chính phủ về trồng 300.000ha cây cao su và cây công nghiệp ở Campuchia.
Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thú y, bàn biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh qua biên giới; ký kết các thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin và dữ liệu thủy sản, khai thác thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản và các hoạt động nghiên cứu.
Hai bên cũng chú trọng tới công tác quản lý rừng bền vững, phối hợp giám sát và kiểm soát hiệu quả các hoạt động về buôn bán gỗ, sản phẩm rừng và động vật hoang dã, đồng thời tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật trong phát triển rừng, nhất là về giống cây rừng.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại trong chế biến thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc...
Với dự án phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Campuchia, thực hiện từ tháng 6/2011-2/2015, kinh phí là 50 tỷ đồng, Việt Nam sẽ giúp Campuchia chủ động sản xuất đáp ứng phần lớn nguồn giống thủy sản có chất lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn giống khai thác tự nhiên và ngoại nhập.
Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng Viện nghiên cứu thủy sản tại tỉnh Kampot, với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng, nhằm giúp ngành thủy sản Campuchia trong lĩnh vực nghiên cứu biển, điều tra đánh giá nguồn lợi và công nghệ khai thác.
Hai bên cũng hợp tác nghiên cứu phát triển mô hình hộ nông dân sản xuất một số giống hoa lan cắt cành thích hợp với khí hậu, thị trường và kinh tế xã hội ở đô thị Campuchia trong giai đoạn 2012-2016.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia còn nghiên cứu và phát triển sản xuất rau an toàn tại các tỉnh biên giới giữa hai nước, thông qua việc đào tạo, huấn luyện phương pháp triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.../.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)