Ngày 24/10, tại Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành của hai nước cùng thảo luận về cải cách kinh tế vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng Việt Nam cần hiện đại hóa giao dịch tiền tệ, thực hiện chiến dịch “tăng cường thế mạnh tiền đồng” trong dân, giúp truy tìm nguồn gốc và hạn chế những giao dịch bất hợp pháp; đẩy mạng công tác quản lý, nâng cao lòng tin trên trường quốc tế… Trong dài hạn, điều này sẽ tạo ra điểm mốc để thâm hụt thương mại quốc tế chuyển thành thặng dư thương mại quốc tế
Để hỗ trợ nâng cao trình độ sản xuất của Việt Nam, JICA đặt trọng tâm vào việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất. Thời gian tới, hai bên tiếp tục hợp tác chia sẻ thành quả chuyển giao kỹ thuật, đào tạo giảng viên, xây dựng chế độ chứng chỉ cho giảng viên, phổ biến chế độ kiểm tra kỹ thuật quốc gia; hỗ trợ các đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật làm đầu mối cho sự liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp Nhật Bản…
Với cách nhìn Việt Nam đang có cơ cấu giống như thời kỳ phát triển cao độ của Nhật Bản, ông Takeshi Hachimura, Phó Trưởng ban Thư ký Nội các Nhật Bản đưa ra những khuyến nghị về mặt tài chính hỗ trợ cho chính sách phát triển của Việt Nam từ nhận thức đến hành động.
Ông Takeshi Hachimura cho rằng, Việt Nam đã để sự bất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, tiêu dùng trong một thời gian dài, đồng thời chưa có chuyên gia hiểu rõ bản chất ý nghĩa của hoạt động tài chính trong nước. Tiết kiệm trong nước không được dùng để phát triển các ngành trong nước, không điều chỉnh được những bất cân đối về tiền vốn trong nước. “Vòng luẩn quẩn” của nền kinh tế Việt Nam là do hệ thống tài chính chậm phát triển.
Cũng tại hội thảo, đa số các ý kiến của các đại biểu cho rằng cần tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh mới./.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng Việt Nam cần hiện đại hóa giao dịch tiền tệ, thực hiện chiến dịch “tăng cường thế mạnh tiền đồng” trong dân, giúp truy tìm nguồn gốc và hạn chế những giao dịch bất hợp pháp; đẩy mạng công tác quản lý, nâng cao lòng tin trên trường quốc tế… Trong dài hạn, điều này sẽ tạo ra điểm mốc để thâm hụt thương mại quốc tế chuyển thành thặng dư thương mại quốc tế
Để hỗ trợ nâng cao trình độ sản xuất của Việt Nam, JICA đặt trọng tâm vào việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất. Thời gian tới, hai bên tiếp tục hợp tác chia sẻ thành quả chuyển giao kỹ thuật, đào tạo giảng viên, xây dựng chế độ chứng chỉ cho giảng viên, phổ biến chế độ kiểm tra kỹ thuật quốc gia; hỗ trợ các đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật làm đầu mối cho sự liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp Nhật Bản…
Với cách nhìn Việt Nam đang có cơ cấu giống như thời kỳ phát triển cao độ của Nhật Bản, ông Takeshi Hachimura, Phó Trưởng ban Thư ký Nội các Nhật Bản đưa ra những khuyến nghị về mặt tài chính hỗ trợ cho chính sách phát triển của Việt Nam từ nhận thức đến hành động.
Ông Takeshi Hachimura cho rằng, Việt Nam đã để sự bất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, tiêu dùng trong một thời gian dài, đồng thời chưa có chuyên gia hiểu rõ bản chất ý nghĩa của hoạt động tài chính trong nước. Tiết kiệm trong nước không được dùng để phát triển các ngành trong nước, không điều chỉnh được những bất cân đối về tiền vốn trong nước. “Vòng luẩn quẩn” của nền kinh tế Việt Nam là do hệ thống tài chính chậm phát triển.
Cũng tại hội thảo, đa số các ý kiến của các đại biểu cho rằng cần tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh mới./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)