Giáo sư Artha Nantachukra, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, Cố vấn Bộ trưởng Văn hóa Thái Lan đã có bài viết "Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế."
Vietnam+ xin giới thiệu toàn văn bài viết.
Tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, Việt Nam lại một lần nữa tạo dấu ấn mới thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia thành viên và dư luận thế giới qua bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là sự tiếp nối tinh thần và nội dung tuyên bố về tăng cường “xây dựng lòng tin chiến lược” tại Shangi-La 2013.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập tới việc thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và bất ổn, trong đó có tình hình Syria, vấn đề Palestine, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran khi kêu gọi mọi quốc gia đều phải hành động một cách có trách nhiệm, vì hòa bình, an ninh chung của cả thế giới.
Ông nhấn mạnh trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ bằng những cam kết, hành động mang tính trách nhiệm cao và tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần hạn chế những tư tưởng, chính sách, hành động tiêu cực và tạo cơ sở để giải quyết những vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Đối với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển của tổ chức đa quốc gia trong những năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Bằng nỗ lực và quyết tâm của các quốc gia dân tộc trên thế giới, hôm nay chúng ta có thể cùng nhau tự hào về nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn 1,2 tỷ người phải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Chúng ta cần đặt họ vào trung tâm của Chương trình nghị sự vì sự phát triển sau năm 2015. Để thực hiện thành công Chương trình này, tôi cho rằng xóa đói giảm nghèo cần được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, gắn kết chặt chẽ và là nội dung được lồng ghép trong các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khác, trong đó cần chú trọng vấn đề việc làm, phổ cập và nâng cao chất lượng, giáo dục, chăm sóc y tế… Để phát triển thành công công tác xóa đói giảm nghèo, chúng ta cần hội tụ một cách hài hòa 3 yếu tố gồm một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội trong nước ổn định; một môi trường quốc tế và khu vực hòa bình và hợp tác; một khuôn khổ thể chế toàn cầu và khu vực hỗ trợ tích cực cho các yếu tố trên.”
Sau khi nêu bật thành tích của Việt Nam là một trong những quốc gia thành công hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhất là tham gia vào nỗ lực chung của toàn cầu về xóa đói giảm nghèo, xem con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ông nói: “Trên cơ sở kinh nghiệm thu được về sự phát triển đất nước, con người và hợp tác quốc tế thời gian qua, chúng tôi sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và kinh nghiệm như đổi mới, phát triển nông nghiệp, xóa đói nghèo và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ...”
Để thực hiện ý thức và vai trò trách nhiệm của một thành viên có trách nhiệm về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Từ năm 2014, Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trước hết là trong lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều kinh nghiệm như công binh, quân y.”
Từ một quốc gia nhận viện trợ, kinh tế khó khăn nhưng chỉ sau hai thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế. Việc Việt Nam tuyên bố đóng góp tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào công việc của Liên hợp quốc đã cho thấy quốc gia này thực sự đã hội nhập toàn cầu./.
Vietnam+ xin giới thiệu toàn văn bài viết.
Tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, Việt Nam lại một lần nữa tạo dấu ấn mới thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia thành viên và dư luận thế giới qua bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là sự tiếp nối tinh thần và nội dung tuyên bố về tăng cường “xây dựng lòng tin chiến lược” tại Shangi-La 2013.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập tới việc thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và bất ổn, trong đó có tình hình Syria, vấn đề Palestine, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran khi kêu gọi mọi quốc gia đều phải hành động một cách có trách nhiệm, vì hòa bình, an ninh chung của cả thế giới.
Ông nhấn mạnh trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ bằng những cam kết, hành động mang tính trách nhiệm cao và tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần hạn chế những tư tưởng, chính sách, hành động tiêu cực và tạo cơ sở để giải quyết những vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Đối với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển của tổ chức đa quốc gia trong những năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Bằng nỗ lực và quyết tâm của các quốc gia dân tộc trên thế giới, hôm nay chúng ta có thể cùng nhau tự hào về nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn 1,2 tỷ người phải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Chúng ta cần đặt họ vào trung tâm của Chương trình nghị sự vì sự phát triển sau năm 2015. Để thực hiện thành công Chương trình này, tôi cho rằng xóa đói giảm nghèo cần được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, gắn kết chặt chẽ và là nội dung được lồng ghép trong các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khác, trong đó cần chú trọng vấn đề việc làm, phổ cập và nâng cao chất lượng, giáo dục, chăm sóc y tế… Để phát triển thành công công tác xóa đói giảm nghèo, chúng ta cần hội tụ một cách hài hòa 3 yếu tố gồm một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội trong nước ổn định; một môi trường quốc tế và khu vực hòa bình và hợp tác; một khuôn khổ thể chế toàn cầu và khu vực hỗ trợ tích cực cho các yếu tố trên.”
Sau khi nêu bật thành tích của Việt Nam là một trong những quốc gia thành công hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhất là tham gia vào nỗ lực chung của toàn cầu về xóa đói giảm nghèo, xem con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ông nói: “Trên cơ sở kinh nghiệm thu được về sự phát triển đất nước, con người và hợp tác quốc tế thời gian qua, chúng tôi sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và kinh nghiệm như đổi mới, phát triển nông nghiệp, xóa đói nghèo và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ...”
Để thực hiện ý thức và vai trò trách nhiệm của một thành viên có trách nhiệm về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Từ năm 2014, Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trước hết là trong lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều kinh nghiệm như công binh, quân y.”
Từ một quốc gia nhận viện trợ, kinh tế khó khăn nhưng chỉ sau hai thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế. Việc Việt Nam tuyên bố đóng góp tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào công việc của Liên hợp quốc đã cho thấy quốc gia này thực sự đã hội nhập toàn cầu./.
(Vietnam+)