Việt Nam đã xây dựng thành công mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình, góp phần làm giảm gần 70% số vụ bạo lực gia đình so với thời điểm triển khai (tháng 7/2008).
Kết quả này được ghi nhận trong hội nghị tổng kết "Mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình" do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Nam Định.
Mô hình phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng tại 63 tỉnh, thành phố trong đó lấy việc thành lập Câu lạc bộ Xây dựng gia đình phát triển bền vững và Nhóm phòng chống bạo lực gia đình.
Tại mỗi tỉnh, thành triển khai mô hình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng và duy trì 5 câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững và 5 nhóm phòng chống bạo lực gia đình.
Trong hơn 2 năm qua, các câu lạc bộ này trong cả nước đã tổ chức cho hơn 525.000 hộ gia đình tham gia sinh hoạt với 14 nhóm nội dung về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ứng xử giữa các thành viên trong gia đình; kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình...
Các nhóm phòng chống bạo lực gia đình ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực xảy ra trên địa bàn, bảo vệ nạn nhân; lập danh sách đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; tổ chức truyền thông, tư vấn, vận động người dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình.
Tính đến tháng 11/1010, các nhóm phòng chống bạo lực gia đình đã tổ chức được 1.200 buổi tuyên truyền lồng ghép cho gần 270.000 lượt người.
Theo ông Đỗ Hoàng Du, Vụ trưởng Vụ gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), những hoạt động hiệu quả trên đã góp phần làm giảm đáng kể số vụ bạo lực gia đình trong cả nước.
Cụ thể, tại 64 xã triển khai mô hình, tổng số vụ bạo lực gia đình xảy ra trong 3 năm qua là 1.879 vụ, trong đó, sau mỗi năm số vụ bạo lực gia đình giảm 1/2 so với năm trước.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2015 đã có 44/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch nhân rộng mô hình với kinh phí đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.
Để hoạt động này tiếp tục có hiệu quả, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhân rộng mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình và kế hoạch hành động phòng chống bạo lực gia đình; triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020.
Cùng với việc ban hành thông tư quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự trong phòng chống bạo lực gia đình./.
Kết quả này được ghi nhận trong hội nghị tổng kết "Mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình" do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Nam Định.
Mô hình phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng tại 63 tỉnh, thành phố trong đó lấy việc thành lập Câu lạc bộ Xây dựng gia đình phát triển bền vững và Nhóm phòng chống bạo lực gia đình.
Tại mỗi tỉnh, thành triển khai mô hình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng và duy trì 5 câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững và 5 nhóm phòng chống bạo lực gia đình.
Trong hơn 2 năm qua, các câu lạc bộ này trong cả nước đã tổ chức cho hơn 525.000 hộ gia đình tham gia sinh hoạt với 14 nhóm nội dung về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ứng xử giữa các thành viên trong gia đình; kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình...
Các nhóm phòng chống bạo lực gia đình ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực xảy ra trên địa bàn, bảo vệ nạn nhân; lập danh sách đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; tổ chức truyền thông, tư vấn, vận động người dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình.
Tính đến tháng 11/1010, các nhóm phòng chống bạo lực gia đình đã tổ chức được 1.200 buổi tuyên truyền lồng ghép cho gần 270.000 lượt người.
Theo ông Đỗ Hoàng Du, Vụ trưởng Vụ gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), những hoạt động hiệu quả trên đã góp phần làm giảm đáng kể số vụ bạo lực gia đình trong cả nước.
Cụ thể, tại 64 xã triển khai mô hình, tổng số vụ bạo lực gia đình xảy ra trong 3 năm qua là 1.879 vụ, trong đó, sau mỗi năm số vụ bạo lực gia đình giảm 1/2 so với năm trước.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2015 đã có 44/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch nhân rộng mô hình với kinh phí đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.
Để hoạt động này tiếp tục có hiệu quả, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhân rộng mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình và kế hoạch hành động phòng chống bạo lực gia đình; triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020.
Cùng với việc ban hành thông tư quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự trong phòng chống bạo lực gia đình./.
Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)