Theo báo cáo Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng toàn cầu lần thứ 5- CRII-5 năm 2024 do Oxfam và Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế (DFI) vừa được công bố ngày hôm nay 21/10, Việt Nam tiến bộ trong nỗ lực giảm bất bình đẳng về chính sách giáo dục và thuế.
Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng toàn cầu lần thứ 5- CRII-5 năm 2024 tiếp tục đánh giá cam kết của 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trong các nỗ lực giảm bất bình đẳng. CRII-5 năm 2024 chấm điểm các nhóm chính sách của 164 chính phủ hướng đến giảm bất bình đẳng thông qua ba nhóm chính sách: Dịch vụ công, thuế và lao động.
Trong tổng số 164 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, Việt Nam xếp vị trí thứ 94 trong xếp hạng toàn cầu của báo cáo CRII-5 năm 2024, so với vị trí 92 trong CRII-4 năm 2022 với 161 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo cho thấy Việt Nam thể hiện ưu thế trong các chính sách thuế, với xếp hạng 38 toàn cầu trong báo cáo CRII-5. So với báo cáo CRII-4 năm 2022 và khi so sánh tương quan với các nước có thu nhập trung bình thấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và ASEAN, cam kết của Việt Nam trong việc giảm bất bình đẳng là một thành tích đáng ghi nhận.
Những kết quả đặc biệt đáng chú ý của Việt Nam là các tiến bộ trong xây dựng và triển khai một số chính sách, đặc biệt là chi tiêu ngân sách cho giáo dục, chính sách giảm thuế VAT và hiệu quả cao của chính sách thuế. Tuy nhiên, xếp hạng của Việt Nam trong mảng lao động đã giảm từ vị trí thứ 104 trong CRII-4 (2022) xuống vị trí thứ 120 trong CRII-5 (2024).
Bộ Tài chính đã miễn giảm, gia hạn thuế gần 90.000 tỷ đồng
Trong số tiền miễn, giảm khoảng 60.900 tỷ đồng, có các chính sách miễn, giảm ban hành và triển khai trong năm 2023 tiếp tục có hiệu lực trong năm 2024 làm giảm thu khoảng 8.700 tỷ đồng.
Trong phân nhóm gồm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (LMIC) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương và các nước ASEAN, Việt Nam đạt kết quả tốt trên bảng xếp hạng CRII-5. So với các quốc gia LMIC khác trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Việt Nam nổi bật với vị trí thứ 3 trong số 17 quốc gia trong nhóm này trên bảng xếp hạng Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng toàn cầu lần thứ 5.
Ngoài ra, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã cho thấy các thay đổi tích cực, từ vị trí thứ 4 trong CRII-4 (2022) lên vị trí thứ 3 trong CRII-5 (2024), vượt qua Singapore. Hiện tại, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia và Thái Lan trong số các quốc gia ASEAN.
Trong số năm quốc gia LMIC được đánh giá trong khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Philippines, Timor-Leste và Lào, Việt Nam có điểm số CRII-5 (2024) cao nhất. Điều này cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm bất bình đẳng so với các quốc gia khác trong khối ASEAN.
Báo cáo đánh giá cách tiếp cận cân bằng của Việt Nam đối với nhóm các dịch vụ công và nhóm chính sách thuế tiến bộ đã góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam, tuy vậy, sự tụt hạng trong trụ cột lao động cho thấy Việt Nam cần thêm các nỗ lực để nâng cao tính tiến bộ của các chính sách lao động.
Sử dụng dữ liệu mới nhất từ các ngân sách chính phủ, Báo cáo Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng toàn cầu lần thứ 5 năm 2024 cho thấy, lần đầu tiên kể từ khi Chỉ số CRI được công bố năm 2017, phần lớn các quốc gia đang tụt hậu trong cả ba lĩnh vực quan trọng này.
Nhìn chung, 84% các quốc gia đã cắt giảm đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội, 81% quốc gia đã làm suy yếu khả năng hệ thống thuế có thể giảm bất bình đẳng, và tại 90% quốc gia trong số này, các quyền lao động và mức lương tối thiểu đã trở nên tồi tệ hơn.
Ông Matthew Martin, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế (DFI), nhấn mạnh: “Các chính phủ trên thế giới đang giảm các nỗ lực chống bất bình đẳng, khiến mức độ cực đoan của bất bình đẳng trầm trọng thêm và gây suy yếu tăng trưởng. Với việc Ngân hàng Thế giới áp dụng mục tiêu mới về chống bất bình đẳng, Ngân hàng Thế giới và IMF có cơ hội mới để ủng hộ các chính sách giảm bất bình đẳng, mang lại dịch vụ công miễn phí, hệ thống thuế công bằng hơn và quyền của người lao động được đảm bảo”./.