Trang web http://gazeta-pravda.ru của Nga ngày 27/6 đăng bài “Những người Cộng sản có cần kinh tế thị trường?” của tác giả Petr Tsvetov cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 80 năm đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tiến hành cải cách kinh tế và xã hội được gần 1/4 thế kỷ.
Trên con đường cải cách đó, Đảng đã áp dụng cơ chế thị trường và đạt được những thành tựu rõ rệt. Nhờ cải cách mà từ năm 2009, thu nhập bình quân đầu người đã vượt 1.000 USD, trong khi trước đây, Việt Nam từng không đủ lương thực và hàng tiêu dùng. Trong các văn bản quốc tế, Việt Nam từ một nước nghèo đã chính thức “đổi tên” thành nước có thu nhập trung bình.
Tác giả trích ý kiến của Giáo sư Vũ Văn Phúc đăng trên Tạp chí Cộng sản số ra mới đây về những kết quả tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại, đồng thời nêu ra điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trường của Việt Nam với các nước tư bản. Đó là kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội được đảm bảo do tất cả các hình thức kinh tế đều phát triển dưới sự lãnh đạo của nhà nước. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả dẫn lời Giáo sư Vũ Văn Phúc cho biết những thành tích trong phát triển kinh tế cần được xác định không phải bằng tốc độ phát triển kinh tế (chỉ số này của Việt Nam luôn nằm trong tốp dẫn đầu thế giới), mà phải bằng việc nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được bình đẳng và công bằng xã hội.
Bài báo kết luận nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang điều tiết thị trường vì lợi ích của nhân dân lao động, chứ không vì lợi ích của một nhóm các doanh nghiệp lớn hay các chủ ngân hàng./.
Trên con đường cải cách đó, Đảng đã áp dụng cơ chế thị trường và đạt được những thành tựu rõ rệt. Nhờ cải cách mà từ năm 2009, thu nhập bình quân đầu người đã vượt 1.000 USD, trong khi trước đây, Việt Nam từng không đủ lương thực và hàng tiêu dùng. Trong các văn bản quốc tế, Việt Nam từ một nước nghèo đã chính thức “đổi tên” thành nước có thu nhập trung bình.
Tác giả trích ý kiến của Giáo sư Vũ Văn Phúc đăng trên Tạp chí Cộng sản số ra mới đây về những kết quả tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại, đồng thời nêu ra điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trường của Việt Nam với các nước tư bản. Đó là kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội được đảm bảo do tất cả các hình thức kinh tế đều phát triển dưới sự lãnh đạo của nhà nước. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả dẫn lời Giáo sư Vũ Văn Phúc cho biết những thành tích trong phát triển kinh tế cần được xác định không phải bằng tốc độ phát triển kinh tế (chỉ số này của Việt Nam luôn nằm trong tốp dẫn đầu thế giới), mà phải bằng việc nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được bình đẳng và công bằng xã hội.
Bài báo kết luận nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang điều tiết thị trường vì lợi ích của nhân dân lao động, chứ không vì lợi ích của một nhóm các doanh nghiệp lớn hay các chủ ngân hàng./.
(TTXVN/Vietnam+)