Sáng 15/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tiếp và làm việc với đoàn Bộ Y tế Lào do Bộ trưởng Eksavang Vongvichit dẫn đầu đang thăm Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh hợp tác y tế Việt Nam và Lào là quan hệ gắn bó mật thiết lâu đời. Những năm gần đây Lào phát triển mạnh trên lĩnh vực y tế, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao nguồn nhân lực.
Bộ Y tế Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt và sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó tiếp tục phát huy thế mạnh các mặt đã có quan hệ từ lâu như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị, đào tạo cán bộ… với ngành y tế Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị hai nước có chung đường biên giới dài nên rất cần quan tâm hợp tác về y tế dự phòng, nhất là phòng chống các loại dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát như dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, tả.
Đặc biệt, tình trạng vận chuyển ma túy qua lại giữa hai nước diễn biến phức tạp, mặc dù vấn đề này không thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý, nhưng từ ma túy đã phát sinh tỷ lệ người lây nhiễm HIV cao. Vì vậy, ngành y tế cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Lào để ngăn chặn tình trạng trên.
Hiện nay, hệ thống các trường cao đẳng, đại học đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam khá hoàn chỉnh và đồng bộ ở tất cả các tỉnh thành phố, Việt Nam sẽ tạo điều kiện, ban hành các chính sách ưu đãi cho con em nước bạn Lào có nhu cầu học tập.
Về dự án đầu tư Đại học sức khỏe Lào kinh phí từ Việt Nam đến nay đã khởi động giai đoạn 1 với giá trị trên 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dự án đang vướng mắc nhiều cơ chế, chính sách, tài chính từ phía hai nước. Vì vậy, Bộ Y tế Lào và Việt Nam thời gian tới cần nỗ lực thúc đẩy và đề xuất với chính phủ để dự án tiếp tục xây dựng sớm hoàn thành.
Bộ trưởng Y tế Lào Eksavang Vongvichit đánh giá lĩnh vực y tế của Lào đổi mới nhanh chóng cả về tư duy, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Có được kết quả đấy là nhờ sự giúp đỡ rất lớn từ phía Chính phủ Việt Nam.
Bộ trưởng Eksavang Vongvichit mong muốn Việt Nam tiếp tục hợp tác, hỗ trợ để Lào giảm bớt khó khăn trên các lĩnh vực như phòng chống dịch bệnh, đào tạo cán bộ, cung cấp thiết bị, xây dựng hạ tầng…/.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh hợp tác y tế Việt Nam và Lào là quan hệ gắn bó mật thiết lâu đời. Những năm gần đây Lào phát triển mạnh trên lĩnh vực y tế, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao nguồn nhân lực.
Bộ Y tế Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt và sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó tiếp tục phát huy thế mạnh các mặt đã có quan hệ từ lâu như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị, đào tạo cán bộ… với ngành y tế Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị hai nước có chung đường biên giới dài nên rất cần quan tâm hợp tác về y tế dự phòng, nhất là phòng chống các loại dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát như dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, tả.
Đặc biệt, tình trạng vận chuyển ma túy qua lại giữa hai nước diễn biến phức tạp, mặc dù vấn đề này không thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý, nhưng từ ma túy đã phát sinh tỷ lệ người lây nhiễm HIV cao. Vì vậy, ngành y tế cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Lào để ngăn chặn tình trạng trên.
Hiện nay, hệ thống các trường cao đẳng, đại học đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam khá hoàn chỉnh và đồng bộ ở tất cả các tỉnh thành phố, Việt Nam sẽ tạo điều kiện, ban hành các chính sách ưu đãi cho con em nước bạn Lào có nhu cầu học tập.
Về dự án đầu tư Đại học sức khỏe Lào kinh phí từ Việt Nam đến nay đã khởi động giai đoạn 1 với giá trị trên 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dự án đang vướng mắc nhiều cơ chế, chính sách, tài chính từ phía hai nước. Vì vậy, Bộ Y tế Lào và Việt Nam thời gian tới cần nỗ lực thúc đẩy và đề xuất với chính phủ để dự án tiếp tục xây dựng sớm hoàn thành.
Bộ trưởng Y tế Lào Eksavang Vongvichit đánh giá lĩnh vực y tế của Lào đổi mới nhanh chóng cả về tư duy, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Có được kết quả đấy là nhờ sự giúp đỡ rất lớn từ phía Chính phủ Việt Nam.
Bộ trưởng Eksavang Vongvichit mong muốn Việt Nam tiếp tục hợp tác, hỗ trợ để Lào giảm bớt khó khăn trên các lĩnh vực như phòng chống dịch bệnh, đào tạo cán bộ, cung cấp thiết bị, xây dựng hạ tầng…/.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)