Hơn 50 chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và Nga đã tham gia hội thảo Hợp tác khoa học công nghệ Việt-Nga, tổ chức ngày 23/5, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhằm đánh giá và đưa ra những định hướng, đẩy mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thủy sản.
Đây các chuyên gia đầu ngành của Viện Hải dương học, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Viện Nghiên cứu hải sản, Trung tâm nghiên cứu thủy sản Thái Bình Dương (Nga)…
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hiện nay, ngành thủy sản hai nước đều quan tâm đến việc bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến các sản phẩm gia tăng từ nguyên liệu thủy sản...
Hai nước Việt Nam-Nga đã có nhiều chương trình hợp tác khoa học công nghệ thủy sản từ những năm 1988 đến nay như nghiên cứu biển và nghề cá, nghiên cứu biến động trứng cá-cá bột, phát triển nuôi cá nước lạnh… Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác này chưa tương xứng với tiềm năng giữa hai bên, hai nước chưa có cơ chế hợp tác nghiên cứu khoa học thủy sản ổn định, phù hợp.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ thủy sản, hội thảo đưa ra một số vấn đề trọng tâm cần hợp tác trong thời gian đến gồm: phát triển nghề cá biển với việc đánh giá trữ lượng cá, nghiên cứu đa dạng sinh học, khai thác thủy sản; tăng cường nghiên cứu giống và nuôi trồng thủy sản nhằm tuyển chọn nhóm sinh vật có lợi cho sản xuất, nghiên cứu dịch tễ học, các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, phát triển công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học, nghiên cứu tác động biến đối khí hậu đối với sản xuất thủy sản…
Đồng thời, hội thảo cũng đưa ra việc phát triển công nghệ sau thu hoạch như nghiên cứu độc tố, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến…
Việt Nam và Nga cùng phối hợp đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hợp tác trong giai đoạn tới./.
Đây các chuyên gia đầu ngành của Viện Hải dương học, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Viện Nghiên cứu hải sản, Trung tâm nghiên cứu thủy sản Thái Bình Dương (Nga)…
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hiện nay, ngành thủy sản hai nước đều quan tâm đến việc bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến các sản phẩm gia tăng từ nguyên liệu thủy sản...
Hai nước Việt Nam-Nga đã có nhiều chương trình hợp tác khoa học công nghệ thủy sản từ những năm 1988 đến nay như nghiên cứu biển và nghề cá, nghiên cứu biến động trứng cá-cá bột, phát triển nuôi cá nước lạnh… Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác này chưa tương xứng với tiềm năng giữa hai bên, hai nước chưa có cơ chế hợp tác nghiên cứu khoa học thủy sản ổn định, phù hợp.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ thủy sản, hội thảo đưa ra một số vấn đề trọng tâm cần hợp tác trong thời gian đến gồm: phát triển nghề cá biển với việc đánh giá trữ lượng cá, nghiên cứu đa dạng sinh học, khai thác thủy sản; tăng cường nghiên cứu giống và nuôi trồng thủy sản nhằm tuyển chọn nhóm sinh vật có lợi cho sản xuất, nghiên cứu dịch tễ học, các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, phát triển công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học, nghiên cứu tác động biến đối khí hậu đối với sản xuất thủy sản…
Đồng thời, hội thảo cũng đưa ra việc phát triển công nghệ sau thu hoạch như nghiên cứu độc tố, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến…
Việt Nam và Nga cùng phối hợp đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hợp tác trong giai đoạn tới./.
Quang Đức (TTXVN)