Ngày 20/8, tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ, Việt Nam đã nộp cho Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO bản đệ trình vụ kiện Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Động thái trên là bước đầu tiên trong tiến trình xử kiện của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp.
Ba chuyên viên của Ban hội thẩm, được Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy chỉ định vào cuối tháng 7 vừa qua, sẽ bắt đầu xem xét vụ khiếu kiện và có nhiệm vụ giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp ra phán quyết hay khuyến nghị.
Sau sáu tháng, Ban hội thẩm sẽ đưa ra kết luận cuối cùng. Ba tuần sau khi thông báo kết luận cuối cùng cho hai bên tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên WTO kết quả này.
Khi xét thấy có sự vi phạm luật lệ, nguyên tắc của WTO, Ban hội thẩm sẽ khuyến nghị biện pháp xử lý. Nếu Cơ quan giải quyết tranh chấp không bác bỏ, thì kết luận cuối cùng của Ban hội thẩm sẽ trở thành phán quyết hay khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành tham vấn vào tháng 3/2010, nhưng hai bên không đạt được một giải pháp chung cho các vấn đề tranh cãi.
Việt Nam tiếp tục theo đuổi vấn đề này tại Ban hội thẩm nhằm sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO, buộc Hoa Kỳ phải thay đổi cách tính “quy về không” đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, đặc biệt "quy về không" trong các cuộc rà soát định kỳ theo luật pháp của Hoa Kỳ./.
Động thái trên là bước đầu tiên trong tiến trình xử kiện của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp.
Ba chuyên viên của Ban hội thẩm, được Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy chỉ định vào cuối tháng 7 vừa qua, sẽ bắt đầu xem xét vụ khiếu kiện và có nhiệm vụ giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp ra phán quyết hay khuyến nghị.
Sau sáu tháng, Ban hội thẩm sẽ đưa ra kết luận cuối cùng. Ba tuần sau khi thông báo kết luận cuối cùng cho hai bên tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên WTO kết quả này.
Khi xét thấy có sự vi phạm luật lệ, nguyên tắc của WTO, Ban hội thẩm sẽ khuyến nghị biện pháp xử lý. Nếu Cơ quan giải quyết tranh chấp không bác bỏ, thì kết luận cuối cùng của Ban hội thẩm sẽ trở thành phán quyết hay khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành tham vấn vào tháng 3/2010, nhưng hai bên không đạt được một giải pháp chung cho các vấn đề tranh cãi.
Việt Nam tiếp tục theo đuổi vấn đề này tại Ban hội thẩm nhằm sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO, buộc Hoa Kỳ phải thay đổi cách tính “quy về không” đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, đặc biệt "quy về không" trong các cuộc rà soát định kỳ theo luật pháp của Hoa Kỳ./.
(TTXVN/Vietnam+)