Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại Quyết định số 700/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao cho các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ chính để triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Danh mục 10 nhiệm vụ gồm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến 2030, tầm nhìn 2045.
Hai là xây dựng Luật Phát triển công nghiệp; trong đó lồng ghép các nhiệm vụ xây dựng tiêu chí để cơ cấu lại danh mục các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2021-2030 và 2031-2045; rà soát, hoàn thiện các chính sách đối với các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; bố trí nguồn lực tương xứng để phát triển ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên.
Ba là nghiên cứu đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bốn là xây dựng Luật Năng lượng tái tạo.
Năm là xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Sáu là Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung vào phát triển công nghiệp trên nền tảng khoa học-công nghệ; hình thành các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Bảy là Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam).
Tám là Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Chín là bộ tiêu chí đánh giá kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.
Mười là Đề án thành lập Ủy ban Quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
Sau giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng.
Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đã phải đối mặt với nhiều sức ép lớn, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài các thách thức chung, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn nội tại, trong đó có đà tăng của lạm phát (dù vẫn trong kiểm soát) khiến tổng cầu yếu, chậm hồi phục; giá vé máy bay tăng ảnh hưởng tới du lịch nội địa; tăng trưởng tín dụng thấp; xu hướng người dân đổ tiền tiết kiệm vào vàng, ngoại tệ, khiến huy động vốn cho sản xuất kinh doanh suy giảm.
Tuy nhiên, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong quý 2 vừa qua vẫn phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đầu năm nay đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái (3,84%) và vượt kịch bản (5,5-6%) mà Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP.
Việc kinh tế Việt Nam bất chấp “những cơn gió ngược,” bức tốc cao hơn so với dự báo là minh chứng rõ nét cho thấy hiệu quả của các quyết sách, những hành động quyết liệt từ trung ương đến địa phương./.
Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục nhanh chóng trong 6 tháng đầu năm
Trưởng đoàn Tham vấn-giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của IMF khẳng định sau giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay đang trên đà hồi phục nhanh chóng.