Ngày 18/7, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc” với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đến từ một số viện nghiên cứu, trường đại học của Hàn Quốc và Việt Nam...
Các đại biểu tập trung thảo luận xung quanh 4 chủ đề chính sách công nghiệp, khu kinh tế và cụm liên kết ngành, mạng thương mại và sản xuất quốc tế, dạy nghề và hợp tác công nghiệp cũng như các biện pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Về công nghiệp, Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn với những thay đổi chính sách phù hợp hơn để đẩy mạnh phát triển chuyên ngành, liên kết ngành. Sau một thời gian phát triển ồ ạt các khu kinh tế ven biển, kinh tế cửa khẩu nhưng hiệu quả không cao và tạo ra nhiều hệ lụy, năm 2012, Chính phủ quyết định chỉ dành vốn ngân sách cho 6 khu kinh tế ven biển và 8 khu kinh tế cửa khẩu.
Xuyên suốt quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên thay đổi từ mục tiêu có lợi cho doanh nghiệp sang mục tiêu có lợi cho thị trường. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để gia nhập các tổ chức sản xuất, thương mại của khu vực, thế giới, mang lại những thuận lợi cũng như sẽ phải đối mặt với những thách thức, khó khăn lớn.
Song song với quá trình đó, Việt Nam sẽ phải bỏ dần các chính sách bảo hộ, trong khi đó, năng lực đổi mới và công nghệ đang ở mức thấp, thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động chia sẻ sản xuất quốc tế và mạng sản xuất trên thế giới hình thành và các nước đều có vị trí nhất định nên Việt Nam rất khó khăn để chen chân được vào các mạng sản xuất này.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đặt ra vấn đề phải bố trí lại vị trí các ngành sản xuất cũng như lựa chọn ngành sản xuất, ví như những ngành năng lượng mới phải phát triển nhưng kinh nghiệm còn non kém.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp. Tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn nên hai bên cần quan tâm nghiên cứu, tìm ra biện pháp thúc hợp tác công nghiệp mạnh mẽ hơn.
Tiến sỹ Nguyễn Bình Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng từ thực tế nền công nghiệp của Việt Nam, có nhiều cơ hội để hai bên cùng hợp tác phát triển như kỹ năng sản xuất trong các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, ôtô, dệt may, da giày, công nghiệp phụ trợ; cụm liên kết liên ngành, khu công nghiệp hỗ trợ...
Từ góc nhìn để vượt qua khủng hoảng kinh tế, giáo sư, tiến sỹ Bokyeong Park thuộc Đại học Kyung Hee cho rằng Chính phủ và Nhà nước Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cải tổ về cơ cấu sản xuất và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của thế giới./.
Các đại biểu tập trung thảo luận xung quanh 4 chủ đề chính sách công nghiệp, khu kinh tế và cụm liên kết ngành, mạng thương mại và sản xuất quốc tế, dạy nghề và hợp tác công nghiệp cũng như các biện pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Về công nghiệp, Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn với những thay đổi chính sách phù hợp hơn để đẩy mạnh phát triển chuyên ngành, liên kết ngành. Sau một thời gian phát triển ồ ạt các khu kinh tế ven biển, kinh tế cửa khẩu nhưng hiệu quả không cao và tạo ra nhiều hệ lụy, năm 2012, Chính phủ quyết định chỉ dành vốn ngân sách cho 6 khu kinh tế ven biển và 8 khu kinh tế cửa khẩu.
Xuyên suốt quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên thay đổi từ mục tiêu có lợi cho doanh nghiệp sang mục tiêu có lợi cho thị trường. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để gia nhập các tổ chức sản xuất, thương mại của khu vực, thế giới, mang lại những thuận lợi cũng như sẽ phải đối mặt với những thách thức, khó khăn lớn.
Song song với quá trình đó, Việt Nam sẽ phải bỏ dần các chính sách bảo hộ, trong khi đó, năng lực đổi mới và công nghệ đang ở mức thấp, thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động chia sẻ sản xuất quốc tế và mạng sản xuất trên thế giới hình thành và các nước đều có vị trí nhất định nên Việt Nam rất khó khăn để chen chân được vào các mạng sản xuất này.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đặt ra vấn đề phải bố trí lại vị trí các ngành sản xuất cũng như lựa chọn ngành sản xuất, ví như những ngành năng lượng mới phải phát triển nhưng kinh nghiệm còn non kém.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp. Tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn nên hai bên cần quan tâm nghiên cứu, tìm ra biện pháp thúc hợp tác công nghiệp mạnh mẽ hơn.
Tiến sỹ Nguyễn Bình Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng từ thực tế nền công nghiệp của Việt Nam, có nhiều cơ hội để hai bên cùng hợp tác phát triển như kỹ năng sản xuất trong các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, ôtô, dệt may, da giày, công nghiệp phụ trợ; cụm liên kết liên ngành, khu công nghiệp hỗ trợ...
Từ góc nhìn để vượt qua khủng hoảng kinh tế, giáo sư, tiến sỹ Bokyeong Park thuộc Đại học Kyung Hee cho rằng Chính phủ và Nhà nước Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cải tổ về cơ cấu sản xuất và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của thế giới./.
Minh Nguyệt (TTXVN)