Ông Hoàng Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết ngành dệt may Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn, do các đơn hàng có xu hướng giảm giá khi các thị trường xuất khẩu chủ lực là EU và Mỹ vẫn tồn nhiều sản phẩm quần áo Đông Xuân và các nhà phân phối không nhập thêm hàng.
Bên cạnh khó khăn về thị trường, khi hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết tới đây, ngành dệt may cũng sẽ gặp thách thức lớn bởi hiệp định này quy định rất nghiêm ngặt các điều kiện ràng buộc về xuất xứ hàng hóa với cả sản phẩm sợi và vải.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm vẫn chưa hết khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Đặc biệt, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp đang có xu hướng tăng lên khiến chi phí đầu vào sản xuất bị đẩy lên cao.
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may và tạo điều kiện cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với việc sớm thực thi chính sách tập trung đầu tư và hỗ trợ lãi suất, Chính phủ cần có sự điều chỉnh thuế đất, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cần tiếp tục có chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ ngành dệt may như đưa sản phẩm sợi vào nhóm sản phẩm công nghiệp để được hưởng các hỗ trợ thích đáng.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương Phan Thị Diệu Hà, Bộ Công Thương đang triển khai chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 01, trong đó có giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu và tập trung vào những vấn đề như mở rộng thị trường, khai thông thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các chương trình về xúc tiến thương mại và thông qua hệ thống thương vụ để có những thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và định hướng cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục có các cảnh báo cụ thể với những khó khăn trong từng thị trường xuất khẩu để các doanh nghiệp có căn cứ tin cậy, đưa ra các quyết định ký kết hợp đồng, cũng như lựa chọn các thị trường xuất khẩu phù hợp.
Năm 2012, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD và các thị trường xuất khẩu chính chiếm tới 80% tỷ trọng vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản./.
Bên cạnh khó khăn về thị trường, khi hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết tới đây, ngành dệt may cũng sẽ gặp thách thức lớn bởi hiệp định này quy định rất nghiêm ngặt các điều kiện ràng buộc về xuất xứ hàng hóa với cả sản phẩm sợi và vải.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm vẫn chưa hết khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Đặc biệt, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp đang có xu hướng tăng lên khiến chi phí đầu vào sản xuất bị đẩy lên cao.
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may và tạo điều kiện cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với việc sớm thực thi chính sách tập trung đầu tư và hỗ trợ lãi suất, Chính phủ cần có sự điều chỉnh thuế đất, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cần tiếp tục có chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ ngành dệt may như đưa sản phẩm sợi vào nhóm sản phẩm công nghiệp để được hưởng các hỗ trợ thích đáng.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương Phan Thị Diệu Hà, Bộ Công Thương đang triển khai chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 01, trong đó có giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu và tập trung vào những vấn đề như mở rộng thị trường, khai thông thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các chương trình về xúc tiến thương mại và thông qua hệ thống thương vụ để có những thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và định hướng cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục có các cảnh báo cụ thể với những khó khăn trong từng thị trường xuất khẩu để các doanh nghiệp có căn cứ tin cậy, đưa ra các quyết định ký kết hợp đồng, cũng như lựa chọn các thị trường xuất khẩu phù hợp.
Năm 2012, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD và các thị trường xuất khẩu chính chiếm tới 80% tỷ trọng vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)