Chiều 18/2, làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Vĩnh Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã chỉ rõ Vĩnh Long cần tập trung phát triển công nghiệp để chuyển dịch mạnh cơ cấu nền kinh tế để trở thành một tỉnh trung bình khá so với cả nước và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2015.
Ông Trương Tấn Sang đánh giá cao nỗ lực vượt khó của tỉnh, đồng thời nêu rõ hiện nay tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của Vĩnh Long còn thấp, mới chỉ đạt gần 20%.
Nếu tỉnh phát triển mạnh công nghiệp, hoàn thiện sớm các khu, cụm, tuyến công nghiệp sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.
Ông cũng cho rằng tỉnh cần huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ; trong đó phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm có tính chất đòn bẩy khi nội lực về vốn còn hạn chế.
Việc quy hoạch và quản lý đô thị, Vĩnh Long cần chú trọng hơn để năm 2015 trở nên hiện đại vì hiện nay quy hoạch đô thị của tỉnh còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Năm 2011 và những năm tiếp theo, tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng phát triển kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh báo cáo tóm tắt những thuận lợi, khó khăn, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2010, trong đó, tỉnh đã có nhiều nỗ lực vượt khó, đạt và vượt 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cơ bản; chỉ còn một chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu GDP là chưa đạt kế hoạch đề ra.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, nhất là nhanh chóng sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ sau Đại hội để bộ máy sớm đi vào hoạt động ổn định. Năm 2011, tỉnh tập trung thực hiện 2 khâu đột phá là ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, hạ tầng công nghệ thông tin…) và phát triển nguồn nhân lực; 4 chương trình mục tiêu gồm thu hút vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đô thị và nhà ở, xây dựng xã nông thôn mới.
Song song đó, tỉnh tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường; tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ…
Vĩnh Long kiến nghị Trung ương và các Bộ, ngành cần quan tâm hỗ trợ tỉnh vốn để đầu tư phát triển một số đường giao thông của tỉnh, đường giao thông nông thôn, xây dựng khu hành chính tỉnh, xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng 7 đề án ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Ông Trương Tấn Sang đánh giá cao nỗ lực vượt khó của tỉnh, đồng thời nêu rõ hiện nay tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của Vĩnh Long còn thấp, mới chỉ đạt gần 20%.
Nếu tỉnh phát triển mạnh công nghiệp, hoàn thiện sớm các khu, cụm, tuyến công nghiệp sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.
Ông cũng cho rằng tỉnh cần huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ; trong đó phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm có tính chất đòn bẩy khi nội lực về vốn còn hạn chế.
Việc quy hoạch và quản lý đô thị, Vĩnh Long cần chú trọng hơn để năm 2015 trở nên hiện đại vì hiện nay quy hoạch đô thị của tỉnh còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Năm 2011 và những năm tiếp theo, tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng phát triển kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh báo cáo tóm tắt những thuận lợi, khó khăn, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2010, trong đó, tỉnh đã có nhiều nỗ lực vượt khó, đạt và vượt 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cơ bản; chỉ còn một chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu GDP là chưa đạt kế hoạch đề ra.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, nhất là nhanh chóng sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ sau Đại hội để bộ máy sớm đi vào hoạt động ổn định. Năm 2011, tỉnh tập trung thực hiện 2 khâu đột phá là ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, hạ tầng công nghệ thông tin…) và phát triển nguồn nhân lực; 4 chương trình mục tiêu gồm thu hút vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đô thị và nhà ở, xây dựng xã nông thôn mới.
Song song đó, tỉnh tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường; tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ…
Vĩnh Long kiến nghị Trung ương và các Bộ, ngành cần quan tâm hỗ trợ tỉnh vốn để đầu tư phát triển một số đường giao thông của tỉnh, đường giao thông nông thôn, xây dựng khu hành chính tỉnh, xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng 7 đề án ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)