Ngay cổng ra vào của Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc, bệnh nhân tới khám và điều trị mỗi lúc một đông.
Họ là bệnh nhân tìm đến Bệnh viện y học Cổ truyền với mong muốn chữa trị dứt điểm căn bệnh quái ác hành hạ.
Đặc biệt, những bệnh nhân khi đã đến đây chữa bệnh đều có chung cảm nghĩ, phương thuốc của bác sỹ Lê Thị Thủy, Trưởng Khoa châm cứ dưỡng sinh như có phép lạ.
Về phục vụ tại quê chồng
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu với phóng viên: “Trong ngành y học cổ truyền hiện nay, gặp được một bác sỹ vừa trẻ lại tâm huyết với nghề như bác sỹ Lê Thị Thủy thật hiếm.”
Tranh thủ lúc các bác sỹ trong bệnh viện đang họp giao ban, phóng viên ghé vào phòng châm cứu để bắt chuyện với một bệnh nhân tên Nguyễn Tiến Tuất, 82 tuổi, quê ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, một ông lão mái đầu đã bạc trắng, khuôn mặt nhăn nhó vì bệnh tật của tuổi già.
Gần đây, ông thường xuyên bị căn bệnh đau cột sống và thoái hóa thắt lưng hông hành hạ khiến nằm, ngồi không thoải mái, bị đau đớn.
Nghe nhiều người nói ở Bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều người cũng mắc chứng bệnh như ông sau khi đến điều trị đã khỏi, ông tìm đến bệnh viện và được chuyển sang khoa châm cứu dưỡng sinh, Trưởng khoa là bác sỹ Lê Thị Thủy để được điều trị.
Sau một ngày khám và điều trị, ông không còn thấy đau đớn như trước khi vào viện. Ông nhìn tôi cười xòa rồi bảo: “Nữ bác sỹ trẻ thế mà giỏi lắm chú ạ!”
Bác sỹ Lê Thị Thủy sinh năm 1968, quê gốc ở Thanh Hóa nhưng sinh ra và lớn lên ở một vùng sơn cước thuộc tỉnh Sơn La.
Sau khi học xong lớp 12, chị thi đỗ vào Học viện Quân y 103, ra trường năm 2002, làm việc tại một bệnh viện huyện ở Sơn La.
Tại đây, chị đã xây dựng gia đình, sau 5 năm công tác tại Sơn La, chị đã xin về quê chồng làm việc, hiện là Trưởng khoa châm cứu dưỡng sinh Bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoạt giải nhất cuộc thi sáng tạo
Các bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền, được bác sỹ Lê Thị Thủy chữa bệnh đều khẳng định: “Chị Thủy rất nhiệt tình và chăm sóc rất chu đáo, bàn tay của bác sỹ Lê Thị Thủy như có phép lạ.”
Như trường hợp Nguyễn Thị Hương ở xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc được bác sỹ Thủy chữa trị cho biết: “Tôi bị liệt nằm một chỗ khá lâu. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Sau khi trở về quê, tôi được mọi người giới thiệu đến Bệnh viện Y học cổ truyền để thử vận may. Và được bác sỹ Thủy nhiệt tình giúp đỡ và điều trị trong một thời gian. Không ngờ, sau khi dùng phương thuốc 'bột bình vị' do chính bác sỹ Thủy nghiên cứu, kết hợp với châm cứu dưỡng sinh, bệnh tình của tôi đã thuyên giảm.”
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: “Mới đây, Thủy đã đại diện cho các thầy thuốc trong bệnh viện tham gia hội thi Sáng tạo của hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức với bài thuốc 'bột bình vị' chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính đã đoạt giải nhất tại hội thi.”
Không những vững về chuyên môn, bác sỹ Thủy còn tạo được rất nhiều ấn tượng tốt về việc chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân sớm hồi phục.
Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, bác sỹ Thủy chia sẻ: “Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu để tìm ra những phương thuốc mới để chữa bệnh cho người dân. Vì hiện nay, ngoài bệnh đau cột sống và thoái hóa thắt lưng hông, có rất nhiều chứng bệnh khác mà bệnh nhân đến đây chúng tôi chỉ giúp họ giảm bớt, chưa điều trị dứt điểm được"./.
Họ là bệnh nhân tìm đến Bệnh viện y học Cổ truyền với mong muốn chữa trị dứt điểm căn bệnh quái ác hành hạ.
Đặc biệt, những bệnh nhân khi đã đến đây chữa bệnh đều có chung cảm nghĩ, phương thuốc của bác sỹ Lê Thị Thủy, Trưởng Khoa châm cứ dưỡng sinh như có phép lạ.
Về phục vụ tại quê chồng
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu với phóng viên: “Trong ngành y học cổ truyền hiện nay, gặp được một bác sỹ vừa trẻ lại tâm huyết với nghề như bác sỹ Lê Thị Thủy thật hiếm.”
Tranh thủ lúc các bác sỹ trong bệnh viện đang họp giao ban, phóng viên ghé vào phòng châm cứu để bắt chuyện với một bệnh nhân tên Nguyễn Tiến Tuất, 82 tuổi, quê ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, một ông lão mái đầu đã bạc trắng, khuôn mặt nhăn nhó vì bệnh tật của tuổi già.
Gần đây, ông thường xuyên bị căn bệnh đau cột sống và thoái hóa thắt lưng hông hành hạ khiến nằm, ngồi không thoải mái, bị đau đớn.
Nghe nhiều người nói ở Bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều người cũng mắc chứng bệnh như ông sau khi đến điều trị đã khỏi, ông tìm đến bệnh viện và được chuyển sang khoa châm cứu dưỡng sinh, Trưởng khoa là bác sỹ Lê Thị Thủy để được điều trị.
Sau một ngày khám và điều trị, ông không còn thấy đau đớn như trước khi vào viện. Ông nhìn tôi cười xòa rồi bảo: “Nữ bác sỹ trẻ thế mà giỏi lắm chú ạ!”
Bác sỹ Lê Thị Thủy sinh năm 1968, quê gốc ở Thanh Hóa nhưng sinh ra và lớn lên ở một vùng sơn cước thuộc tỉnh Sơn La.
Sau khi học xong lớp 12, chị thi đỗ vào Học viện Quân y 103, ra trường năm 2002, làm việc tại một bệnh viện huyện ở Sơn La.
Tại đây, chị đã xây dựng gia đình, sau 5 năm công tác tại Sơn La, chị đã xin về quê chồng làm việc, hiện là Trưởng khoa châm cứu dưỡng sinh Bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoạt giải nhất cuộc thi sáng tạo
Các bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền, được bác sỹ Lê Thị Thủy chữa bệnh đều khẳng định: “Chị Thủy rất nhiệt tình và chăm sóc rất chu đáo, bàn tay của bác sỹ Lê Thị Thủy như có phép lạ.”
Như trường hợp Nguyễn Thị Hương ở xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc được bác sỹ Thủy chữa trị cho biết: “Tôi bị liệt nằm một chỗ khá lâu. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Sau khi trở về quê, tôi được mọi người giới thiệu đến Bệnh viện Y học cổ truyền để thử vận may. Và được bác sỹ Thủy nhiệt tình giúp đỡ và điều trị trong một thời gian. Không ngờ, sau khi dùng phương thuốc 'bột bình vị' do chính bác sỹ Thủy nghiên cứu, kết hợp với châm cứu dưỡng sinh, bệnh tình của tôi đã thuyên giảm.”
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: “Mới đây, Thủy đã đại diện cho các thầy thuốc trong bệnh viện tham gia hội thi Sáng tạo của hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức với bài thuốc 'bột bình vị' chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính đã đoạt giải nhất tại hội thi.”
Không những vững về chuyên môn, bác sỹ Thủy còn tạo được rất nhiều ấn tượng tốt về việc chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân sớm hồi phục.
Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, bác sỹ Thủy chia sẻ: “Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu để tìm ra những phương thuốc mới để chữa bệnh cho người dân. Vì hiện nay, ngoài bệnh đau cột sống và thoái hóa thắt lưng hông, có rất nhiều chứng bệnh khác mà bệnh nhân đến đây chúng tôi chỉ giúp họ giảm bớt, chưa điều trị dứt điểm được"./.
Lê Việt Dũng (Vietnam+)