Tại Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2008-2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ngày 20/12, phóng viên đã có cuộc trao đổi với giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện về những bước phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ của Việt Nam.
- Giáo sư đánh giá thế nào về kết quả thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam?
Giáo sư Châu Văn Minh: Khoa học công nghệ vũ trụ là lĩnh vực công nghệ cao, mang tính đa ngành và là thước đo của nền khoa học công nghệ quốc gia. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc triển khai Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ thuộc “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”.
Trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh, Viện đã và đang thực hiện dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNRedsat-1) sử dụng công nghệ và vốn ODA của Cộng hòa Pháp; Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai VNRedsat-1B sử dụng công nghệ siêu phổ với nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ.
Đặc biệt, Viện đã triển khai một số bước xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (khoảng 600 triệu USD và 1.100 tỷ đồng đối ứng).
Các công việc được triển khai bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và 2 vệ tinh công nghệ radar hiện đại quan sát Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết cũng như nguồn nhân lực trình độ cao để Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược. Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện Chiến lược Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Việt Nam sẽ là Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu của ASEAN.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Chính phủ đã thành lập Trung tâm vệ tinh quốc gia, trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã triển khai một số hoạt động ban đầu.
- Thưa giáo sư, Viện đã có bước chuẩn bị thế nào cho công tác đào tạo cán bộ trình độ cao phục vụ lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?
Giáo sư Châu Văn Minh: Công tác đào tạo cán bộ trẻ cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ vũ trụ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã cử một số cán bộ trẻ đi đào tạo tại các quốc gia hợp tác với Việt Nam. Bước đầu, đã có 15 cán bộ đi học tại Pháp. Tôi hy vọng lứa cán bộ đầu tiên này sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ nước nhà.
Trong chương trình hợp tác với Bỉ và Nhật Bản cũng có các dự án đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ Chiến lược khoa học công nghệ vũ trụ. Ngoài ra, các trường đại học trong nước và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng có các chương trình đào tạo lĩnh vực hàng không vũ trụ.
-Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tư nhân triển khai những chương trình nghiên cứu các vệ tinh nhỏ với động cơ và động lực tài chính rõ ràng, vậy định hướng của Viện ra sao, thưa giáo sư?
Giáo sư Châu Văn Minh: Hiện nay, các nhà khoa học, nhà chính sách đều đang sử dụng ảnh vệ tinh mua của nước ngoài. Khi có vệ tinh riêng, Việt Nam sẽ tự chủ được nguồn ảnh. Viện sẽ tận dụng những nguồn ảnh này phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời hướng tới tạo nguồn thu phục vụ lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ có trình độ cao.
-Xin giáo sư cho biết mục tiêu cụ thể trong thời gian tới đối với lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?
Giáo sư Châu Văn Minh: Theo Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ. Cụ thể, đến năm 2014, vệ tinh VNRedsat -1 quan sát Trái Đất sẽ được phóng vào quỹ đạo và đi vào hoạt động ổn định.
Trong thời gian sắp tới, Viện tiếp tục khai thác cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung cho nhiều ngành; tổ chức quản lý và khai thác tốt mạng thông tin mặt đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, Viện tập trung tiếp thu công nghệ và khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật không gian được hình thành qua một số dự án lớn như dự án trạm mặt đất thu ảnh vệ tinh viễn thám, dự án Vinasat, dự án vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam./.
- Giáo sư đánh giá thế nào về kết quả thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam?
Giáo sư Châu Văn Minh: Khoa học công nghệ vũ trụ là lĩnh vực công nghệ cao, mang tính đa ngành và là thước đo của nền khoa học công nghệ quốc gia. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc triển khai Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ thuộc “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”.
Trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh, Viện đã và đang thực hiện dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNRedsat-1) sử dụng công nghệ và vốn ODA của Cộng hòa Pháp; Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai VNRedsat-1B sử dụng công nghệ siêu phổ với nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ.
Đặc biệt, Viện đã triển khai một số bước xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (khoảng 600 triệu USD và 1.100 tỷ đồng đối ứng).
Các công việc được triển khai bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và 2 vệ tinh công nghệ radar hiện đại quan sát Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết cũng như nguồn nhân lực trình độ cao để Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược. Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện Chiến lược Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Việt Nam sẽ là Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu của ASEAN.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Chính phủ đã thành lập Trung tâm vệ tinh quốc gia, trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã triển khai một số hoạt động ban đầu.
- Thưa giáo sư, Viện đã có bước chuẩn bị thế nào cho công tác đào tạo cán bộ trình độ cao phục vụ lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?
Giáo sư Châu Văn Minh: Công tác đào tạo cán bộ trẻ cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ vũ trụ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã cử một số cán bộ trẻ đi đào tạo tại các quốc gia hợp tác với Việt Nam. Bước đầu, đã có 15 cán bộ đi học tại Pháp. Tôi hy vọng lứa cán bộ đầu tiên này sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ nước nhà.
Trong chương trình hợp tác với Bỉ và Nhật Bản cũng có các dự án đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ Chiến lược khoa học công nghệ vũ trụ. Ngoài ra, các trường đại học trong nước và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng có các chương trình đào tạo lĩnh vực hàng không vũ trụ.
-Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tư nhân triển khai những chương trình nghiên cứu các vệ tinh nhỏ với động cơ và động lực tài chính rõ ràng, vậy định hướng của Viện ra sao, thưa giáo sư?
Giáo sư Châu Văn Minh: Hiện nay, các nhà khoa học, nhà chính sách đều đang sử dụng ảnh vệ tinh mua của nước ngoài. Khi có vệ tinh riêng, Việt Nam sẽ tự chủ được nguồn ảnh. Viện sẽ tận dụng những nguồn ảnh này phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời hướng tới tạo nguồn thu phục vụ lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ có trình độ cao.
-Xin giáo sư cho biết mục tiêu cụ thể trong thời gian tới đối với lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?
Giáo sư Châu Văn Minh: Theo Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ. Cụ thể, đến năm 2014, vệ tinh VNRedsat -1 quan sát Trái Đất sẽ được phóng vào quỹ đạo và đi vào hoạt động ổn định.
Trong thời gian sắp tới, Viện tiếp tục khai thác cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung cho nhiều ngành; tổ chức quản lý và khai thác tốt mạng thông tin mặt đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, Viện tập trung tiếp thu công nghệ và khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật không gian được hình thành qua một số dự án lớn như dự án trạm mặt đất thu ảnh vệ tinh viễn thám, dự án Vinasat, dự án vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)