Việt Nam có ba nhiếp ảnh gia được trao giải thưởng trong cuộc thi ảnh quốc tế năm 2012 của Nhóm Tư vấn giúp đỡ người nghèo (CGAP), một trung tâm nghiên cứu đặt trụ sở tại Ngân hàng Thế giới (WB) ở thủ đô Washington của Mỹ.
Thông cáo báo chí ngày 25/10 của CGAP, cho biết năm nay, Ban tổ chức cuộc thi nhận được 2.500 bức ảnh từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp ở hơn 80 nước trên toàn thế giới.
Tất cả các bức ảnh tham dự cuộc thi đều có đề tài về giải pháp cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình nghèo thông qua việc sử dụng tài chính vi mô và các nguồn tài chính.
28 bức ảnh được Ban giám khảo lựa chọn vào vòng chung kết là những bức ảnh có kỹ thuật xuất sắc, độc đáo, nghệ thuật, chứa đựng nhiều cảm xúc hoặc phản ánh cuộc sống lao động trên các lĩnh vực công, nông, lâm và ngư nghiệp... của tầng lớp lao động nghèo trên thế giới.
Mặc dù lần đầu tiên tham dự, song Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bật tại cuộc thi ảnh CGAP 2012 với bốn bức ảnh của ba nhiếp ảnh gia được trao thưởng.
Nhiếp ảnh gia Đinh Mạnh Tài được Ban Giám khảo trao giải "Tác phẩm được chú ý đặc biệt" cho bức ảnh “Tỏa sáng”, trong khi các bức ảnh “Ngược gió” của tác giả Võ Anh Kiệt, “Bắt cá” và “Mùa cá đối” của tác giả Ngô Quang Phúc cũng được giải khuyến khích vì nằm trong tốp 28 bức ảnh lọt vào vòng chung kết.
Các tác phẩm dự thi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chiếm 16% tổng số tác phẩm dự thi, trong đó 10/28 tác phẩm lọt vào vòng chung kết là của những nhiếp ảnh gia đến từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Ban tổ chức trao giải thưởng cho một số bức ảnh do công chúng bình chọn trên trang mạng của CGAP.
Cuộc thi ảnh quốc tế CGAP là sự kiện thường niên của CGAP nhằm phát hiện những bức ảnh đặc biệt về tài chính vi mô của các nhiếp ảnh gia bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp trên thế giới.
Với nguồn vốn lớn nhất thế giới hỗ trợ phát triển kinh tế vi mô, CGAP đã cung cấp cho ngành tài chính, chính phủ và các nhà đầu tư những thông tin khách quan, ý kiến chuyên gia và nhiều giải pháp sáng tạo nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho tầng lớp người nghèo trên toàn thế giới một cách hiệu quả./.
Thông cáo báo chí ngày 25/10 của CGAP, cho biết năm nay, Ban tổ chức cuộc thi nhận được 2.500 bức ảnh từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp ở hơn 80 nước trên toàn thế giới.
Tất cả các bức ảnh tham dự cuộc thi đều có đề tài về giải pháp cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình nghèo thông qua việc sử dụng tài chính vi mô và các nguồn tài chính.
28 bức ảnh được Ban giám khảo lựa chọn vào vòng chung kết là những bức ảnh có kỹ thuật xuất sắc, độc đáo, nghệ thuật, chứa đựng nhiều cảm xúc hoặc phản ánh cuộc sống lao động trên các lĩnh vực công, nông, lâm và ngư nghiệp... của tầng lớp lao động nghèo trên thế giới.
Mặc dù lần đầu tiên tham dự, song Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bật tại cuộc thi ảnh CGAP 2012 với bốn bức ảnh của ba nhiếp ảnh gia được trao thưởng.
Nhiếp ảnh gia Đinh Mạnh Tài được Ban Giám khảo trao giải "Tác phẩm được chú ý đặc biệt" cho bức ảnh “Tỏa sáng”, trong khi các bức ảnh “Ngược gió” của tác giả Võ Anh Kiệt, “Bắt cá” và “Mùa cá đối” của tác giả Ngô Quang Phúc cũng được giải khuyến khích vì nằm trong tốp 28 bức ảnh lọt vào vòng chung kết.
Các tác phẩm dự thi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chiếm 16% tổng số tác phẩm dự thi, trong đó 10/28 tác phẩm lọt vào vòng chung kết là của những nhiếp ảnh gia đến từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Ban tổ chức trao giải thưởng cho một số bức ảnh do công chúng bình chọn trên trang mạng của CGAP.
Cuộc thi ảnh quốc tế CGAP là sự kiện thường niên của CGAP nhằm phát hiện những bức ảnh đặc biệt về tài chính vi mô của các nhiếp ảnh gia bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp trên thế giới.
Với nguồn vốn lớn nhất thế giới hỗ trợ phát triển kinh tế vi mô, CGAP đã cung cấp cho ngành tài chính, chính phủ và các nhà đầu tư những thông tin khách quan, ý kiến chuyên gia và nhiều giải pháp sáng tạo nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho tầng lớp người nghèo trên toàn thế giới một cách hiệu quả./.
(TTXVN)