Ngày 22/9, phát biểu tại Hội nghị cấp cao về an toàn và an ninh hạt nhân do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc khẳng định, Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng vô cùng to lớn của an toàn và an ninh hạt nhân, đồng ý và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước quốc tế về hạt nhân.
Đại sứ Bùi Thế Giang cho rằng công nghệ hạt nhân đã ảnh hưởng nhiều đến lịch sử loài người. Việc ứng dụng hòa bình các công nghệ hạt nhân đã trở nên phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện, y tế... Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân cũng như khả năng xảy ra tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài người.
Bên cạnh đó, sự cố đáng tiếc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã buộc cộng đồng quốc tế phải thúc đẩy tiến trình rà soát và cải thiện công tác quản lý, quan tâm hơn nữa đến vấn đề an toàn và an ninh trong quá trình sử dụng hoà bình nguồn năng lượng hạt nhân sử dụng.
Đại sứ cũng cho biết Việt Nam luôn đặt an toàn và an ninh hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Việt Nam đồng ý và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo tất cả các công ước và các văn kiện pháp lý quốc tế chính, trong cả lĩnh vực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn và an ninh hạt nhân, như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hiệp định an toàn hạt nhân.
Việt Nam đã phê chuẩn Sáng kiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các đối tác khác trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và cơ quan quản lý nhằm kiểm soát và đảm bảo sử dụng an toàn và an ninh các nguyên liệu hạt nhân và các chất phóng xạ.
Để củng cố vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, Đại sứ Bùi Thế Giang đề nghị, thứ nhất, dù các quốc gia là chủ thể cơ bản chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, nhưng Liên hợp quốc và IAEA cần đảm nhận vai trò trung tâm trong việc điều phối các nỗ lực trong lĩnh vực này. Bất cứ một khuôn khổ hay tiêu chuẩn quốc tế nào về an toàn và an ninh hạt nhân nên được đưa ra hoặc chỉnh sửa thông qua các cuộc đối thoại tại các thể chế này.
Thứ hai, sự hợp tác trong lĩnh vực an toàn và an ninh hạt nhân cần được tham khảo một cách rộng rãi để đạt được sự đồng thuận từ các chủ thể có liên quan, tính toán đến các điều kiện kinh tế xã hội và mức độ ứng dụng công nghệ hạt nhân của từng quốc gia riêng lẻ. Cần phải tránh việc áp đặt những hạn chế quá mức hay các biện pháp không công bằng đối với việc chuyển giao cho các nước đang phát triển các nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Thứ ba, cần đảm bảo việc chia sẻ thông tin và những kinh nghiệm thực tế một cách liên tục và kịp thời, cũng như việc thực hiện các công cụ pháp lý quốc tế về an toàn hạt nhân, đặc biệt là Hiệp định an toàn hạt nhân./.
Đại sứ Bùi Thế Giang cho rằng công nghệ hạt nhân đã ảnh hưởng nhiều đến lịch sử loài người. Việc ứng dụng hòa bình các công nghệ hạt nhân đã trở nên phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện, y tế... Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân cũng như khả năng xảy ra tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài người.
Bên cạnh đó, sự cố đáng tiếc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã buộc cộng đồng quốc tế phải thúc đẩy tiến trình rà soát và cải thiện công tác quản lý, quan tâm hơn nữa đến vấn đề an toàn và an ninh trong quá trình sử dụng hoà bình nguồn năng lượng hạt nhân sử dụng.
Đại sứ cũng cho biết Việt Nam luôn đặt an toàn và an ninh hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Việt Nam đồng ý và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo tất cả các công ước và các văn kiện pháp lý quốc tế chính, trong cả lĩnh vực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn và an ninh hạt nhân, như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hiệp định an toàn hạt nhân.
Việt Nam đã phê chuẩn Sáng kiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các đối tác khác trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và cơ quan quản lý nhằm kiểm soát và đảm bảo sử dụng an toàn và an ninh các nguyên liệu hạt nhân và các chất phóng xạ.
Để củng cố vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, Đại sứ Bùi Thế Giang đề nghị, thứ nhất, dù các quốc gia là chủ thể cơ bản chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, nhưng Liên hợp quốc và IAEA cần đảm nhận vai trò trung tâm trong việc điều phối các nỗ lực trong lĩnh vực này. Bất cứ một khuôn khổ hay tiêu chuẩn quốc tế nào về an toàn và an ninh hạt nhân nên được đưa ra hoặc chỉnh sửa thông qua các cuộc đối thoại tại các thể chế này.
Thứ hai, sự hợp tác trong lĩnh vực an toàn và an ninh hạt nhân cần được tham khảo một cách rộng rãi để đạt được sự đồng thuận từ các chủ thể có liên quan, tính toán đến các điều kiện kinh tế xã hội và mức độ ứng dụng công nghệ hạt nhân của từng quốc gia riêng lẻ. Cần phải tránh việc áp đặt những hạn chế quá mức hay các biện pháp không công bằng đối với việc chuyển giao cho các nước đang phát triển các nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Thứ ba, cần đảm bảo việc chia sẻ thông tin và những kinh nghiệm thực tế một cách liên tục và kịp thời, cũng như việc thực hiện các công cụ pháp lý quốc tế về an toàn hạt nhân, đặc biệt là Hiệp định an toàn hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)