Từ ngày 26/9-1/10, Đoàn đại biểu Cơ quan Quản lý Công ước về cấm buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) của Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Nam Phi theo lời mời của Cơ quan phụ trách về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên thuộc Bộ các vấn đề môi trường Nam Phi.
Đoàn do ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam dẫn đầu.
Trong thời gian ở thăm, đoàn đã có buổi thảo luận về dự thảo Bản ghi nhớ về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có vấn đề phòng chống nạn săn bắn, buôn bán và vận chuyển trái phép tê giác.
Phát biểu với báo giới sau buổi thảo luận, Phó Giám đốc Cơ quan về đa dạng sinh học và bảo tồn môi trường Nam Phi, ông Fundisile Mketeni, đánh giá cao việc tham gia và thực hiện CITES của Việt Nam.
Theo ông Mketeni, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Vì vậy, các cơ quan chức năng hai nước cần tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác này, đặc biệt trong việc phối hợp trao đổi thông tin và xử lý các vi phạm...
Về phần mình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn khẳng định là thành viên tham gia CITES, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ các nội dung của văn kiện này và sẵn sàng hợp tác với các thành viên tham gia công ước, trong đó có Nam Phi.
Việt Nam luôn coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, trong đó có việc buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Hà Công Tuấn cho biết hiện nay Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu về các đặc tính của sừng tê giác nhằm đưa ra kết luận và căn cứ khoa học chính xác, góp phần giáo dục, tuyên truyền bảo vệ loài động vật này.
Theo thống kê, Nam Phi hiện có khoảng 22.800 con tê giác, chiếm 90% tổng số tê giác trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng loài động vật hoang dã này đang giảm sút rất nhanh và có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn trộm.
Các cơ quan chức năng Nam Phi cho biết từ đầu năm đến nay đã có hơn 300 con tê giác bị giết. Con số này trong năm 2010 là 335 con./.
Đoàn do ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam dẫn đầu.
Trong thời gian ở thăm, đoàn đã có buổi thảo luận về dự thảo Bản ghi nhớ về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có vấn đề phòng chống nạn săn bắn, buôn bán và vận chuyển trái phép tê giác.
Phát biểu với báo giới sau buổi thảo luận, Phó Giám đốc Cơ quan về đa dạng sinh học và bảo tồn môi trường Nam Phi, ông Fundisile Mketeni, đánh giá cao việc tham gia và thực hiện CITES của Việt Nam.
Theo ông Mketeni, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Vì vậy, các cơ quan chức năng hai nước cần tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác này, đặc biệt trong việc phối hợp trao đổi thông tin và xử lý các vi phạm...
Về phần mình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn khẳng định là thành viên tham gia CITES, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ các nội dung của văn kiện này và sẵn sàng hợp tác với các thành viên tham gia công ước, trong đó có Nam Phi.
Việt Nam luôn coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, trong đó có việc buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Hà Công Tuấn cho biết hiện nay Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu về các đặc tính của sừng tê giác nhằm đưa ra kết luận và căn cứ khoa học chính xác, góp phần giáo dục, tuyên truyền bảo vệ loài động vật này.
Theo thống kê, Nam Phi hiện có khoảng 22.800 con tê giác, chiếm 90% tổng số tê giác trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng loài động vật hoang dã này đang giảm sút rất nhanh và có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn trộm.
Các cơ quan chức năng Nam Phi cho biết từ đầu năm đến nay đã có hơn 300 con tê giác bị giết. Con số này trong năm 2010 là 335 con./.
(TTXVN/Vietnam+)