Theo thông báo ngày 31/3 của Công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Grant Thornton, Việt Nam đứng thứ 16 trong chỉ số cơ hội về thị trường mới nổi năm 2010.
Những nước mới nổi là những nơi đầu tư tiềm năng với quy mô rộng lớn, tốc độ phát triển nhanh cùng với nền kinh tế tăng trưởng cao.
Việt Nam đã mở cửa cho các nước tham gia vào nền kinh tế trong những năm vừa qua và ngày càng tăng nhiều hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng hơn 1/5 tổng sản phẩm quốc dân.
Theo nhận định của Grant Thornton, trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2000, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trung bình là 1,3 tỷ USD/năm, tới năm 2009, vốn FDI đã tăng lên 10 tỷ USD trong khi đăng ký cam kết FDI là 20 tỷ USD.
Báo cáo kinh doanh 2010 của Grant Thornton cho biết những quốc gia đứng đầu trong chỉ số cơ hội về thị trường mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mexico và Brazil.
Trong 14 quốc gia đang dẫn đầu về các nước có nền kinh tế mới nổi thì có tới 57% các doanh nghiệp tư nhân tin vào sự lạc quan về viễn cảnh kinh tế nước họ trong những năm tới đây.
Các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đã chiếm bốn trong số năm nước trên thế giới có sự lạc quan cao nhất, gồm Chile (85%), Việt Nam (72%), Ấn Độ (71%) và Brazil (71%.)
Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam cho biết từ sau khủng hoảng kinh tế, những nền kinh tế mới nổi đã cho thấy rõ được tầm quan trọng của họ đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh việc ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, các nước này còn cho thấy một sự phục hồi khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng dự kiến trong hai năm tiếp theo sẽ gấp đôi so với nước đi trước.
Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát, để mở rộng quy mô thì những doanh nghiệp hoạt động tại những nền kinh tế mới nổi phải đứng trước nỗi lo về hệ thống quản lý tài chính yếu kém cùng với việc khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao.
Cuộc khảo sát của Grant Thornton được thực hiện với hơn 7.400 giám đốc điều hành, quản lý, chủ tịch và các nhà điều hành cao cấp ở những công ty lớn và vừa thuộc 36 nền kinh tế./.
Những nước mới nổi là những nơi đầu tư tiềm năng với quy mô rộng lớn, tốc độ phát triển nhanh cùng với nền kinh tế tăng trưởng cao.
Việt Nam đã mở cửa cho các nước tham gia vào nền kinh tế trong những năm vừa qua và ngày càng tăng nhiều hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng hơn 1/5 tổng sản phẩm quốc dân.
Theo nhận định của Grant Thornton, trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2000, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trung bình là 1,3 tỷ USD/năm, tới năm 2009, vốn FDI đã tăng lên 10 tỷ USD trong khi đăng ký cam kết FDI là 20 tỷ USD.
Báo cáo kinh doanh 2010 của Grant Thornton cho biết những quốc gia đứng đầu trong chỉ số cơ hội về thị trường mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mexico và Brazil.
Trong 14 quốc gia đang dẫn đầu về các nước có nền kinh tế mới nổi thì có tới 57% các doanh nghiệp tư nhân tin vào sự lạc quan về viễn cảnh kinh tế nước họ trong những năm tới đây.
Các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đã chiếm bốn trong số năm nước trên thế giới có sự lạc quan cao nhất, gồm Chile (85%), Việt Nam (72%), Ấn Độ (71%) và Brazil (71%.)
Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam cho biết từ sau khủng hoảng kinh tế, những nền kinh tế mới nổi đã cho thấy rõ được tầm quan trọng của họ đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh việc ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, các nước này còn cho thấy một sự phục hồi khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng dự kiến trong hai năm tiếp theo sẽ gấp đôi so với nước đi trước.
Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát, để mở rộng quy mô thì những doanh nghiệp hoạt động tại những nền kinh tế mới nổi phải đứng trước nỗi lo về hệ thống quản lý tài chính yếu kém cùng với việc khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao.
Cuộc khảo sát của Grant Thornton được thực hiện với hơn 7.400 giám đốc điều hành, quản lý, chủ tịch và các nhà điều hành cao cấp ở những công ty lớn và vừa thuộc 36 nền kinh tế./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)