Theo số liệu từ Cơ quan điều phối đầu tư Indonesia (BKPM), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này trong quý 2/2012 đạt mức cao kỷ lục 56,1 nghìn tỷ rupiah (Rp), tương đương 5,89 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 51,5 nghìn tỷ Rp ba tháng đầu năm và tăng 30,2% so với mức 39,5 nghìn tỷ Rp cùng kỳ năm 2011.
Các nhà đầu tư Singapore dẫn đầu với số vốn 755 triệu USD, Mỹ và Australia lần lượt là 703 triệu USD và 598 triệu USD. Trong đó, 2,1 tỷ USD được đổ vào ngành khai khoáng (chiếm tỷ trọng 17,5%), tiếp đến là nhóm hoá chất và duợc phẩm (1,4 tỷ USD, chiếm 11,4%), giao thông và truyền thông (1,1 tỷ USD, chiếm 9%), sắt thép, máy móc và điện tử (1 tỷ USD), nông nghiệp và trồng trọt (1 tỷ USD), các lĩnh vực khác chiếm 5,4 tỷ USD.
Chủ tịch BKPM, ông Chatib Basri, lạc quan đánh giá, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài coi Indonesia là một địa chỉ có mức sinh lời kinh doanh cao nhất khu vực. Các dòng vốn đầu tư đã và đang hướng nhiều hơn về các nước đang phát triển do sự bất ổn kinh tế ở phương Tây vẫn tiếp tục.
Tại châu Á, Trung Quốc đang chứng kiến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP (7,6% vào quý 2/2012 so với cùng kỳ năm 2011 - mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây), Ấn Độ đang phải đối phó với lạm phát tăng khá cao (7,25% trong tháng Sáu), Việt Nam gặp bất ổn về vấn đề tỷ giá hối đoái. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Indonesia được cho là có triển vọng chắc chắn nhất và địa chỉ đầu tư sinh lợi nhất, dù vẫn ít nhiều chịu tác động trái chiều của khủng hoảng tài chính ở châu Âu và kinh tế Mỹ phát triển chật vật.
Trong khi đó, giới phân tích quốc tế và sở tại đánh giá, vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Indonesia chủ yếu là do nước này duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhanh, với mức 6,3% vào quý 1/2012 – đứng thứ hai trong G20 sau Trung Quốc. Điều kiện kinh tế vĩ mô tại quốc gia “vạn đảo” này tiếp tục vững vàng, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 28% GDP nên nền kinh tế không quá phụ thuộc vào sức mua mua bên ngoài như Trung Quốc hay Ấn Độ. Một nguyên nhân cơ bản nữa dẫn đến thành tựu đáng ghi nhận này là việc chính phủ Indonesia đã có những chính sách điều hành hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, như không thay đổi mức lãi suất cơ bản 5,75% duy trì liên tục từ đầu năm, miễn giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính và tích cực triển khai ngoại giao kinh tế.
Số liệu thống kê cho thấy, Indonesia thu hút lần lượt 17 tỷ USD và 19 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2010 và 2011. Mục tiêu mà BKPM đặt ra cho năm 2012 là 206,8 nghìn tỷ Rp (khoảng 21 tỷ USD)./.
Các nhà đầu tư Singapore dẫn đầu với số vốn 755 triệu USD, Mỹ và Australia lần lượt là 703 triệu USD và 598 triệu USD. Trong đó, 2,1 tỷ USD được đổ vào ngành khai khoáng (chiếm tỷ trọng 17,5%), tiếp đến là nhóm hoá chất và duợc phẩm (1,4 tỷ USD, chiếm 11,4%), giao thông và truyền thông (1,1 tỷ USD, chiếm 9%), sắt thép, máy móc và điện tử (1 tỷ USD), nông nghiệp và trồng trọt (1 tỷ USD), các lĩnh vực khác chiếm 5,4 tỷ USD.
Chủ tịch BKPM, ông Chatib Basri, lạc quan đánh giá, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài coi Indonesia là một địa chỉ có mức sinh lời kinh doanh cao nhất khu vực. Các dòng vốn đầu tư đã và đang hướng nhiều hơn về các nước đang phát triển do sự bất ổn kinh tế ở phương Tây vẫn tiếp tục.
Tại châu Á, Trung Quốc đang chứng kiến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP (7,6% vào quý 2/2012 so với cùng kỳ năm 2011 - mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây), Ấn Độ đang phải đối phó với lạm phát tăng khá cao (7,25% trong tháng Sáu), Việt Nam gặp bất ổn về vấn đề tỷ giá hối đoái. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Indonesia được cho là có triển vọng chắc chắn nhất và địa chỉ đầu tư sinh lợi nhất, dù vẫn ít nhiều chịu tác động trái chiều của khủng hoảng tài chính ở châu Âu và kinh tế Mỹ phát triển chật vật.
Trong khi đó, giới phân tích quốc tế và sở tại đánh giá, vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Indonesia chủ yếu là do nước này duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhanh, với mức 6,3% vào quý 1/2012 – đứng thứ hai trong G20 sau Trung Quốc. Điều kiện kinh tế vĩ mô tại quốc gia “vạn đảo” này tiếp tục vững vàng, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 28% GDP nên nền kinh tế không quá phụ thuộc vào sức mua mua bên ngoài như Trung Quốc hay Ấn Độ. Một nguyên nhân cơ bản nữa dẫn đến thành tựu đáng ghi nhận này là việc chính phủ Indonesia đã có những chính sách điều hành hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, như không thay đổi mức lãi suất cơ bản 5,75% duy trì liên tục từ đầu năm, miễn giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính và tích cực triển khai ngoại giao kinh tế.
Số liệu thống kê cho thấy, Indonesia thu hút lần lượt 17 tỷ USD và 19 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2010 và 2011. Mục tiêu mà BKPM đặt ra cho năm 2012 là 206,8 nghìn tỷ Rp (khoảng 21 tỷ USD)./.
Anh Ngọc (TTXVN)