Ngày 27/10, bác sỹ Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và các bác sỹ của viện đã đến huyện Cai Lậy (Tiền Giang) hỗ trợ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khảo sát về các trường hợp trẻ bị phản ứng sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem 5 trong 1.
Đoàn đã kiểm tra quy trình bảo quản vắcxin, tiêm vắcxin, trực tiếp điều tra cộng đồng tại các xã có nhiều ca bị phản ứng sau tiêm chủng, khảo sát hồ sơ bệnh án và khám thực thể.
Sau kiểm tra, khảo sát, bác sỹ Lê Hoàng San kết luận tình trạng phản ứng sau tiêm chủng vắcxin Quinvaxem 5 trong 1 là có. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng nhẹ thông thường, nằm trong giới hạn cho phép và không phải do chất lượng vắcxin không tốt.
Ngoài tỉnh Tiền Giang, vắcxin Quinvaxem 5 trong 1 còn được triển khai tại hai tỉnh khác là Kiên Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ở hai tỉnh này không xuất hiện ca phản ứng nghiêm trọng nào. Nguyên nhân trẻ nhập viện sau tiêm chủng đông tại Cai Lậy là do tâm lý. Sau những trường hợp tai biến sau tiêm chủng được thông tin, người dân lo lắng trước những phản ứng sau tiêm chủng của trẻ nên đưa con em đến cơ sở y tế.
Qua kiểm tra, chỉ phát hiện có một sai sót là số lượng trẻ được tiêm chủng trong một buổi tại một điểm tiêm chủng vượt quá quy định cho phép của Bộ Y tế nhưng điều này không làm giảm chất lượng tiêm chủng.
Đến chiều 27/10, 17 trẻ nhập viện sau tiêm chủng tại Cai Lậy đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe hồi phục bình thường; các trẻ còn lại ở cơ sở y tế khác cũng đã xuất viện và hồi phục sức khỏe. Sau khi có kết luận về độ an toàn của vắcxin, tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 tại các địa phương. Riêng huyện Cai Lậy, vắcxin này sẽ được tiếp tục tiêm vào tháng 11.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết do tính chất quan trọng của việc tổ chức tiêm lại vắcxin Quinvaxem, ngành y tế đã chỉ đạo rất quyết liệt các địa phương trong việc triển khai để bảo đảm công tác tiêm chủng được an toàn trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong việc khám sàng lọc các trường hợp chống chỉ định, các đơn vị tổ chức theo dõi, tư vấn xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm nếu có.
Bộ Y tế cũng đã đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cử các đoàn hướng dẫn và giám sát tại các địa phương để hỗ trợ xử lý khi có tình huống xảy ra; khi có các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng phải báo cáo ngay về các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và Cục Y tế dự phòng để được xem xét và giải quyết kịp thời.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng tại Tiền Giang đều là những phản ứng thông thường và khuyến cáo các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng về các phản ứng này và nên tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng./.
Đoàn đã kiểm tra quy trình bảo quản vắcxin, tiêm vắcxin, trực tiếp điều tra cộng đồng tại các xã có nhiều ca bị phản ứng sau tiêm chủng, khảo sát hồ sơ bệnh án và khám thực thể.
Sau kiểm tra, khảo sát, bác sỹ Lê Hoàng San kết luận tình trạng phản ứng sau tiêm chủng vắcxin Quinvaxem 5 trong 1 là có. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng nhẹ thông thường, nằm trong giới hạn cho phép và không phải do chất lượng vắcxin không tốt.
Ngoài tỉnh Tiền Giang, vắcxin Quinvaxem 5 trong 1 còn được triển khai tại hai tỉnh khác là Kiên Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ở hai tỉnh này không xuất hiện ca phản ứng nghiêm trọng nào. Nguyên nhân trẻ nhập viện sau tiêm chủng đông tại Cai Lậy là do tâm lý. Sau những trường hợp tai biến sau tiêm chủng được thông tin, người dân lo lắng trước những phản ứng sau tiêm chủng của trẻ nên đưa con em đến cơ sở y tế.
Qua kiểm tra, chỉ phát hiện có một sai sót là số lượng trẻ được tiêm chủng trong một buổi tại một điểm tiêm chủng vượt quá quy định cho phép của Bộ Y tế nhưng điều này không làm giảm chất lượng tiêm chủng.
Đến chiều 27/10, 17 trẻ nhập viện sau tiêm chủng tại Cai Lậy đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe hồi phục bình thường; các trẻ còn lại ở cơ sở y tế khác cũng đã xuất viện và hồi phục sức khỏe. Sau khi có kết luận về độ an toàn của vắcxin, tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 tại các địa phương. Riêng huyện Cai Lậy, vắcxin này sẽ được tiếp tục tiêm vào tháng 11.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết do tính chất quan trọng của việc tổ chức tiêm lại vắcxin Quinvaxem, ngành y tế đã chỉ đạo rất quyết liệt các địa phương trong việc triển khai để bảo đảm công tác tiêm chủng được an toàn trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong việc khám sàng lọc các trường hợp chống chỉ định, các đơn vị tổ chức theo dõi, tư vấn xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm nếu có.
Bộ Y tế cũng đã đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cử các đoàn hướng dẫn và giám sát tại các địa phương để hỗ trợ xử lý khi có tình huống xảy ra; khi có các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng phải báo cáo ngay về các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và Cục Y tế dự phòng để được xem xét và giải quyết kịp thời.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng tại Tiền Giang đều là những phản ứng thông thường và khuyến cáo các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng về các phản ứng này và nên tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng./.
Công Trí (TTXVN)