Vào thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục khẩn trương khám nghiệm hiện trường vụ sập nhà tại phố Tạ Quang Bửu. Nhưng theo nguồn tin mới nhất của Vietnam+, nhiều khả năng, một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai cháu bé tại hiện trường là do chất lượng công trình quá kém.
Như Vietnam+ đã đưa tin, vào khoảng 6 giờ sáng nay, một vụ nổ lớn đã đánh sập ngôi nhà trong ngõ 22 phố Tạ Quang Bửu. Sau 6 giờ liên tục giải cứu, cuối cùng, đến khoảng 12 giờ, lực lượng chức năng đã đưa được hai cháu bé ra khỏi đống đổ nát. Tuy nhiên, các cháu đã tử vong ngay sau đó do đa chấn thương.
Chiều 2/11, nhóm phóng viên Vietnam+ tiếp tục có mặt tại hiện trường để tìm hiểu thêm về sự việc đau lòng này. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Thảo, tổ trưởng tổ dân phố số 51 [nơi gia đình anh Minh, chị Ngân sinh sống – PV] cho hay, hai anh chị đã chuyển về khu vực này hơn 10 năm nay. Vào thời điểm đó, căn nhà bị sập vốn chỉ có 1 tầng.
Theo ông Thảo, căn nhà của anh Minh hiện đang nằm trong dự án Nam Đại Cồ Việt. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, khu vực này đã được quy hoạch, song dự án bị “treo” hơn 20 năm nay.
Đến năm 2002, theo phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các hộ dân sinh sống tại đây sẽ không được phép cơi nới xây dựng nữa.
“Nhưng vì nhu cầu cuộc sống nên một số gia đình vẫn phải tự tiến hành tu sửa nhà cửa cũng như tự xây thêm các tầng nữa,” ông Thảo khẳng định.
Bản thân gia đình anh Minh và chị Ngân cũng đã phải tiến hành xây dựng thêm tầng 2 và 3 cách đây khoảng ba, bốn năm trước.
Ông Thảo cho biết thêm, bản thân ông cũng là người có mặt trong đoàn khám nghiệm hiện trường. Theo ông, căn nhà có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 12m2. Tầng 1 được coi là kiên cố nhất với bốn cột chống ở bốn góc.
“Tuy vậy, tầng 2 và 3 do cơi nới thêm nên không hề có cột chống. Toàn bộ các bức tường chỉ được ‘dựa lưng’ vào các công trình xung quanh nên khá yếu,” ông Thảo khẳng định.
Còn theo quan sát của phóng viên Vietnam+ tại hiện trường, vụ nổ gas sáng nay đã thổi bay toàn bộ tầng 3. Thậm chí, sức ép còn khiến phần chuồng cọp cơi nới thêm bị xoay vòng trước khi “gá” vào công trình bên cạnh. Bản thân lực lượng cứu hộ khi tiếp cận với hiện trường cũng phải tiến hành tự tạo thêm hai cột chống mái từ tầng 1 để đảm bảo an toàn và chống gạch vữa, bê tông từ các tầng trên đổ sập xuống.
Bà Ngân, một người sống đối diện ngôi nhà trên tiết lộ thêm, thực tế căn hộ gốc đã bị “xẻ” từ nhiều năm trước. Một phần được gia đình anh chị Minh mua lại. Phần còn lại vẫn dành để cho thuê. Đây là nguyên nhân khiến cho diện tích căn hộ lại nhỏ như vậy.
“Sau khi vụ nổ xảy ra, gia đình sống bên cạnh đã phải di chuyển vì lo cho sự an toàn của mình,” bà Ngân khẳng định.
Về vấn đề này, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng. Ông Hùng cho hay, thông thường, khi bình gas nổ, việc sập nhà là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, yếu tố chất lượng công trình và khối lượng của bình gas sẽ quyết định phần lớn đến hậu quả vụ nổ. Bình gas càng lớn áp suất nổ càng lớn thì hậu quả càng nghiêm trọng và chất lượng công trình càng kém, nhà càng dễ sập trong vụ nổ.
Do đó, theo ông Hùng, có thể một phần nguyên ngân khiến cho nhà sập có khả năng do chất lượng công trình xây dựng kém như tường nhà yếu, hay do căn nhà đã xây dựng quá lâu. Vì thế, khi bình gas nổ đã khiến cả công trình đổ sụp.
Ông Hùng cũng đưa ra cảnh báo về việc nhiều công trình xây dựng tại Hà Nội hiện nay đang làm mà không thuê chuyên gia tư vấn thiết kế, thậm chí không kiểm định an toàn. Đây đều là những trường hợp có nguy cơ rất cao khi có sự cố xảy ra.
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn đang tích cực tiến hành khám nghiệm hiện trường. Vietnam+ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh sự việc này./.
Như Vietnam+ đã đưa tin, vào khoảng 6 giờ sáng nay, một vụ nổ lớn đã đánh sập ngôi nhà trong ngõ 22 phố Tạ Quang Bửu. Sau 6 giờ liên tục giải cứu, cuối cùng, đến khoảng 12 giờ, lực lượng chức năng đã đưa được hai cháu bé ra khỏi đống đổ nát. Tuy nhiên, các cháu đã tử vong ngay sau đó do đa chấn thương.
Chiều 2/11, nhóm phóng viên Vietnam+ tiếp tục có mặt tại hiện trường để tìm hiểu thêm về sự việc đau lòng này. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Thảo, tổ trưởng tổ dân phố số 51 [nơi gia đình anh Minh, chị Ngân sinh sống – PV] cho hay, hai anh chị đã chuyển về khu vực này hơn 10 năm nay. Vào thời điểm đó, căn nhà bị sập vốn chỉ có 1 tầng.
Theo ông Thảo, căn nhà của anh Minh hiện đang nằm trong dự án Nam Đại Cồ Việt. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, khu vực này đã được quy hoạch, song dự án bị “treo” hơn 20 năm nay.
Đến năm 2002, theo phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các hộ dân sinh sống tại đây sẽ không được phép cơi nới xây dựng nữa.
“Nhưng vì nhu cầu cuộc sống nên một số gia đình vẫn phải tự tiến hành tu sửa nhà cửa cũng như tự xây thêm các tầng nữa,” ông Thảo khẳng định.
Bản thân gia đình anh Minh và chị Ngân cũng đã phải tiến hành xây dựng thêm tầng 2 và 3 cách đây khoảng ba, bốn năm trước.
Ông Thảo cho biết thêm, bản thân ông cũng là người có mặt trong đoàn khám nghiệm hiện trường. Theo ông, căn nhà có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 12m2. Tầng 1 được coi là kiên cố nhất với bốn cột chống ở bốn góc.
“Tuy vậy, tầng 2 và 3 do cơi nới thêm nên không hề có cột chống. Toàn bộ các bức tường chỉ được ‘dựa lưng’ vào các công trình xung quanh nên khá yếu,” ông Thảo khẳng định.
Còn theo quan sát của phóng viên Vietnam+ tại hiện trường, vụ nổ gas sáng nay đã thổi bay toàn bộ tầng 3. Thậm chí, sức ép còn khiến phần chuồng cọp cơi nới thêm bị xoay vòng trước khi “gá” vào công trình bên cạnh. Bản thân lực lượng cứu hộ khi tiếp cận với hiện trường cũng phải tiến hành tự tạo thêm hai cột chống mái từ tầng 1 để đảm bảo an toàn và chống gạch vữa, bê tông từ các tầng trên đổ sập xuống.
Bà Ngân, một người sống đối diện ngôi nhà trên tiết lộ thêm, thực tế căn hộ gốc đã bị “xẻ” từ nhiều năm trước. Một phần được gia đình anh chị Minh mua lại. Phần còn lại vẫn dành để cho thuê. Đây là nguyên nhân khiến cho diện tích căn hộ lại nhỏ như vậy.
“Sau khi vụ nổ xảy ra, gia đình sống bên cạnh đã phải di chuyển vì lo cho sự an toàn của mình,” bà Ngân khẳng định.
Về vấn đề này, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng. Ông Hùng cho hay, thông thường, khi bình gas nổ, việc sập nhà là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, yếu tố chất lượng công trình và khối lượng của bình gas sẽ quyết định phần lớn đến hậu quả vụ nổ. Bình gas càng lớn áp suất nổ càng lớn thì hậu quả càng nghiêm trọng và chất lượng công trình càng kém, nhà càng dễ sập trong vụ nổ.
Do đó, theo ông Hùng, có thể một phần nguyên ngân khiến cho nhà sập có khả năng do chất lượng công trình xây dựng kém như tường nhà yếu, hay do căn nhà đã xây dựng quá lâu. Vì thế, khi bình gas nổ đã khiến cả công trình đổ sụp.
Ông Hùng cũng đưa ra cảnh báo về việc nhiều công trình xây dựng tại Hà Nội hiện nay đang làm mà không thuê chuyên gia tư vấn thiết kế, thậm chí không kiểm định an toàn. Đây đều là những trường hợp có nguy cơ rất cao khi có sự cố xảy ra.
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn đang tích cực tiến hành khám nghiệm hiện trường. Vietnam+ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh sự việc này./.
Nhóm PV (Vietnam+)