Ngày 6/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước.
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn," WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.
Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp.
Theo thống kê của WB, Trung Quốc - quốc gia đã vượt Mỹ trở thành nước thải nhiều rác nhất thế giới năm 2004, hiện chiếm 70% số lượng rác thải của toàn khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Nền kinh tế thứ hai thế giới và các khu vực khác ở Đông Á cùng nhiều khu vực ở Đông Âu và Trung Đông có tốc độ "sản xuất" chất thải rắn đô thị tăng nhanh nhất thế giới./.
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn," WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.
Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp.
Theo thống kê của WB, Trung Quốc - quốc gia đã vượt Mỹ trở thành nước thải nhiều rác nhất thế giới năm 2004, hiện chiếm 70% số lượng rác thải của toàn khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Nền kinh tế thứ hai thế giới và các khu vực khác ở Đông Á cùng nhiều khu vực ở Đông Âu và Trung Đông có tốc độ "sản xuất" chất thải rắn đô thị tăng nhanh nhất thế giới./.
(TTXVN)