Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh, việc Việt Nam công bố các chính sách ổn định kinh tế gần đây là một bước quan trọng và đúng hướng để phá vỡ chu kỳ phát triển nóng rồi lại tăng trưởng chậm này và để khôi phục lại hình ảnh của một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của đầu tư nước ngoài trong khu vực.
Chính sách nhất quán
Theo báo cáo của WB, với việc ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã nhất trí đưa ra các biện pháp mạnh để khôi phục lại ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ nhận ra rằng họ cần phải chú ý, tập trung giải quyết bất ổn cho dù điều này sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn. Chính phủ công khai đưa ra ý định theo đuổi "chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ và thận trọng."
Báo cáo dẫn chứng, các biện pháp này đã được Chính phủ thảo luận, tranh luận rộng rãi và nhận được sự ủng hộ của các bộ ngành liên quan, ủy ban ngân sách và tài chính chủ chốt của Quốc hội.
Chính vì vậy, thị trường tài chính quốc tế cũng đã phản ứng thuận lợi trước những biện pháp này, cụ thể là mức rủi ro của trái phiếu ngoại tệ do Chính phủ Việt Nam phát hành đã có cải thiện đôi chút. Điều này cũng dự báo tốt cho thành công của các biện pháp này.
Theo WB, mặc dù đã lấy lại tăng trưởng nhanh chóng sau giai đoạn suy giảm từ đầu năm 2009 nhưng những bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam xuất phát từ chính sách kích thích kinh tế giai đoạn trước. Từ quý 3/2010, lạm phát bắt đầu tăng nhanh, chênh lệch tỷ giá tại thị trường không chính thức và thị trường chính thức bị nới rộng.
“Xuyên suốt quý 4/2010, giá cả tiếp tục leo thang do nhu cầu trong nước tăng mạnh vào dịp cuối năm cùng với tác động của việc tăng giá cả toàn cầu và các khó khăn về nguồn cung lương thực phẩm trong nước do dịch bệnh và thời tiết,” báo cáo bình luận.
Đến Tết Nguyên đán 2011, lạm phát đã leo lên đến mức 12,2%, cao nhất trong hai năm gần đây và và tiền đồng chịu áp lực rất cao với chênh lệch trao đổi tại thị trường đen và thị trường chính thống trên 10%.
Thách thức phía trước
Báo cáo của WB cho rằng, trong khi vẫn còn nhiều thách thức lớn trong vài tháng tới, sự thay đổi chính sách gần đây đã giảm được một số rủi ro.
Tuy nhiên, việc tăng giá nhiên liệu và điện, giá cả hàng hóa tăng trên toàn cầu và tiền đồng giảm giá sẽ tăng thêm áp lực lạm phát trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản (không kể lương thực phẩm và nhiên liệu) sẽ giảm dần khi triển khai các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính. Tỷ lệ lạm phát cơ bản giảm và ở mức ổn định cùng với sự cân bằng được cải thiện của thị trường quốc tế sẽ dần dần sẽ giúp bình ổn thị trường ngoại hối.
Theo WB, với điều chỉnh ngân sách 2011 và Nghị quyết gần đây, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố các tài khoản tài chính và dần dần giảm bớt thâm hụt ngân sách đến mức trước khủng hoảng.
Nợ công của Việt Nam có thể vẫn bền vững nếu duy trì được đà phục hồi kinh tế hiện nay và Chính phủ có một lộ trình giảm thâm hụt tài chính. Trong khi các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nếu thực hiện thành công, các biện pháp này sẽ giúp Việt Nam đạt được tiềm năng tăng trưởng trước khủng hoảng của mình trong trung hạn./.
Chính sách nhất quán
Theo báo cáo của WB, với việc ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã nhất trí đưa ra các biện pháp mạnh để khôi phục lại ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ nhận ra rằng họ cần phải chú ý, tập trung giải quyết bất ổn cho dù điều này sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn. Chính phủ công khai đưa ra ý định theo đuổi "chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ và thận trọng."
Báo cáo dẫn chứng, các biện pháp này đã được Chính phủ thảo luận, tranh luận rộng rãi và nhận được sự ủng hộ của các bộ ngành liên quan, ủy ban ngân sách và tài chính chủ chốt của Quốc hội.
Chính vì vậy, thị trường tài chính quốc tế cũng đã phản ứng thuận lợi trước những biện pháp này, cụ thể là mức rủi ro của trái phiếu ngoại tệ do Chính phủ Việt Nam phát hành đã có cải thiện đôi chút. Điều này cũng dự báo tốt cho thành công của các biện pháp này.
Theo WB, mặc dù đã lấy lại tăng trưởng nhanh chóng sau giai đoạn suy giảm từ đầu năm 2009 nhưng những bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam xuất phát từ chính sách kích thích kinh tế giai đoạn trước. Từ quý 3/2010, lạm phát bắt đầu tăng nhanh, chênh lệch tỷ giá tại thị trường không chính thức và thị trường chính thức bị nới rộng.
“Xuyên suốt quý 4/2010, giá cả tiếp tục leo thang do nhu cầu trong nước tăng mạnh vào dịp cuối năm cùng với tác động của việc tăng giá cả toàn cầu và các khó khăn về nguồn cung lương thực phẩm trong nước do dịch bệnh và thời tiết,” báo cáo bình luận.
Đến Tết Nguyên đán 2011, lạm phát đã leo lên đến mức 12,2%, cao nhất trong hai năm gần đây và và tiền đồng chịu áp lực rất cao với chênh lệch trao đổi tại thị trường đen và thị trường chính thống trên 10%.
Thách thức phía trước
Báo cáo của WB cho rằng, trong khi vẫn còn nhiều thách thức lớn trong vài tháng tới, sự thay đổi chính sách gần đây đã giảm được một số rủi ro.
Tuy nhiên, việc tăng giá nhiên liệu và điện, giá cả hàng hóa tăng trên toàn cầu và tiền đồng giảm giá sẽ tăng thêm áp lực lạm phát trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản (không kể lương thực phẩm và nhiên liệu) sẽ giảm dần khi triển khai các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính. Tỷ lệ lạm phát cơ bản giảm và ở mức ổn định cùng với sự cân bằng được cải thiện của thị trường quốc tế sẽ dần dần sẽ giúp bình ổn thị trường ngoại hối.
Theo WB, với điều chỉnh ngân sách 2011 và Nghị quyết gần đây, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố các tài khoản tài chính và dần dần giảm bớt thâm hụt ngân sách đến mức trước khủng hoảng.
Nợ công của Việt Nam có thể vẫn bền vững nếu duy trì được đà phục hồi kinh tế hiện nay và Chính phủ có một lộ trình giảm thâm hụt tài chính. Trong khi các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nếu thực hiện thành công, các biện pháp này sẽ giúp Việt Nam đạt được tiềm năng tăng trưởng trước khủng hoảng của mình trong trung hạn./.
Minh Thúy (Vietnam+)