Trong một thông cáo báo chí mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết mới có 43% số nước trên thế giới công khai tài sản của các quan chức để người dân có thể biết về sở hữu của những người có quyền này.
Giám đốc Liêm chính thị trường của WB, ông Jean Pesme nói rằng việc công bố tài sản ở một quốc gia sẽ gây khó khăn cho những quan chức tham nhũng muốn che giấu các khoản thu nhập bất chính của họ.
Theo ông, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan chống tham nhũng nên hỗ trợ G20, bằng cách khuyến khích việc sử dụng các hệ thống tài chính tiết lộ thông tin về tài sản để xác định các quan chức nhà nước tham nhũng, bởi đây là một công cụ hiệu quả để đưa những “con sâu mọt” này ra trước công lý.
Tại Indonesia, Phó Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK) Zulkarnaen cho biết mặc dù có quy định các quan chức phải kê khai tài sản, song mới chỉ có 1.800 (70%) trong tổng số 2.400 quan chức trong diện phải kê khai, đã báo cáo tài sản của họ với KPK./.
Giám đốc Liêm chính thị trường của WB, ông Jean Pesme nói rằng việc công bố tài sản ở một quốc gia sẽ gây khó khăn cho những quan chức tham nhũng muốn che giấu các khoản thu nhập bất chính của họ.
Theo ông, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan chống tham nhũng nên hỗ trợ G20, bằng cách khuyến khích việc sử dụng các hệ thống tài chính tiết lộ thông tin về tài sản để xác định các quan chức nhà nước tham nhũng, bởi đây là một công cụ hiệu quả để đưa những “con sâu mọt” này ra trước công lý.
Tại Indonesia, Phó Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK) Zulkarnaen cho biết mặc dù có quy định các quan chức phải kê khai tài sản, song mới chỉ có 1.800 (70%) trong tổng số 2.400 quan chức trong diện phải kê khai, đã báo cáo tài sản của họ với KPK./.
(Vietnam+)