Ngày 13/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 8,4% xuống còn 7,7%.
Lý do của sự điều chỉnh này là mức tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có chiều hướng suy giảm.
Mức dự báo tăng trưởng trên còn thấp hơn mức 7,8% trong năm 2012, mức thấp nhất trong 13 năm qua của Trung Quốc.
Căn cứ để WB đưa ra quyết định trên là tình trạng không ổn định của thị trường đầu tư, dẫn đến mất cân bằng và sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong báo cáo, WB chỉ rõ nợ hộ gia đình tại Trung Quốc thậm chí còn cao hơn từ 2 đến 3 lần so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tác động nghiêm trọng đến hầu hết quốc gia trong khu vực.
Theo WB, hiện tại mức lạm phát tại Trung Quốc chưa có chiều hướng giảm trong khi đó áp lực giá cả lại ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao như bất động sản.
["Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục chậm hơn dự kiến"]
Một yếu tố nữa dẫn tới việc điều chỉnh của WB là do kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc không có dấu hiệu tăng trong tháng Năm vừa qua, trong khi sản lượng công nghiệp lại tụt dốc so với tháng trước và mức tăng trưởng đầu tư chững lại.
Để đối phó hiệu quả với tình trạng này, theo WB, Chính phủ Trung Quốc cần có biện pháp đảm bảo mức tiêu dùng ổn định thông qua các chính sách tăng thu nhập hộ gia đình, để từ đó củng cố đà tăng trưởng bền vững của nước này.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và các ngành dịch vụ khác song song với việc tăng hiệu quả những nguồn đầu tư này.
Không chỉ vậy, giảm thiểu nợ xấu trong mạng lưới các ngân hàng Trung Quốc, trong đó bất động sản chiếm đa số, cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Chính phủ Trung Quốc khôi phục lại đà tăng trưởng vốn đầu tư bị chững lại trong nhiều năm.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 8% xuống còn 7,75%./.
Lý do của sự điều chỉnh này là mức tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có chiều hướng suy giảm.
Mức dự báo tăng trưởng trên còn thấp hơn mức 7,8% trong năm 2012, mức thấp nhất trong 13 năm qua của Trung Quốc.
Căn cứ để WB đưa ra quyết định trên là tình trạng không ổn định của thị trường đầu tư, dẫn đến mất cân bằng và sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong báo cáo, WB chỉ rõ nợ hộ gia đình tại Trung Quốc thậm chí còn cao hơn từ 2 đến 3 lần so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tác động nghiêm trọng đến hầu hết quốc gia trong khu vực.
Theo WB, hiện tại mức lạm phát tại Trung Quốc chưa có chiều hướng giảm trong khi đó áp lực giá cả lại ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao như bất động sản.
["Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục chậm hơn dự kiến"]
Một yếu tố nữa dẫn tới việc điều chỉnh của WB là do kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc không có dấu hiệu tăng trong tháng Năm vừa qua, trong khi sản lượng công nghiệp lại tụt dốc so với tháng trước và mức tăng trưởng đầu tư chững lại.
Để đối phó hiệu quả với tình trạng này, theo WB, Chính phủ Trung Quốc cần có biện pháp đảm bảo mức tiêu dùng ổn định thông qua các chính sách tăng thu nhập hộ gia đình, để từ đó củng cố đà tăng trưởng bền vững của nước này.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và các ngành dịch vụ khác song song với việc tăng hiệu quả những nguồn đầu tư này.
Không chỉ vậy, giảm thiểu nợ xấu trong mạng lưới các ngân hàng Trung Quốc, trong đó bất động sản chiếm đa số, cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Chính phủ Trung Quốc khôi phục lại đà tăng trưởng vốn đầu tư bị chững lại trong nhiều năm.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 8% xuống còn 7,75%./.
(TTXVN)