Nhóm nghiên cứu phát triển (DRG) của Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các nước hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em vì đây là những nạn nhân chịu tác động nặng nề nhất của "bão" tài chính.
Các chuyên gia của DRG cho rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm cuộc sống của trẻ em ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình và thấp.
Tuy số người nghèo khổ trên thế giới có thể sẽ giảm từ 1,4 tỷ người năm 2005 xuống 920 triệu vào năm 2015, nhưng giá lương thực và nhiên liệu tăng cao từ năm 2005 cùng với hậu quả của khủng hoảng đã đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn cùng, làm giảm nghiêm trọng phúc lợi dành cho trẻ em trong thời gian dài.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em gái trong thời kỳ này đã trở thành hiện tượng ở một số nước đang phát triển do nhiều gia đình ưu tiên bảo vệ trẻ em trai hơn như tại khu vực Nam sa mạc Sahara có 50.000 trẻ sơ sinh và ba triệu trẻ em dưới một tuổi tử vong.
Do khủng hoảng kinh tế, trẻ em ở các nước nghèo, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, ít có cơ hội đến trường và được chăm sóc y tế, để lại những hậu quả nặng nề như cơ thể không phát triển đầy đủ, không có cơ hội kiếm việc làm do thất học.
Nghiên cứu của DRG lưu ý các nhà hoạch định chính sách các nước và quốc tế cần chú ý đến nhu cầu của trẻ em về giáo dục, y tế và dinh dưỡng trong thời kỳ kinh tế khó khăn do bức tranh hiện trạng trẻ em trên toàn cầu khá ảm đạm.
Theo các chuyên gia của DRG, cần có các điều luật để bảo vệ trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế./.
Các chuyên gia của DRG cho rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm cuộc sống của trẻ em ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình và thấp.
Tuy số người nghèo khổ trên thế giới có thể sẽ giảm từ 1,4 tỷ người năm 2005 xuống 920 triệu vào năm 2015, nhưng giá lương thực và nhiên liệu tăng cao từ năm 2005 cùng với hậu quả của khủng hoảng đã đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn cùng, làm giảm nghiêm trọng phúc lợi dành cho trẻ em trong thời gian dài.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em gái trong thời kỳ này đã trở thành hiện tượng ở một số nước đang phát triển do nhiều gia đình ưu tiên bảo vệ trẻ em trai hơn như tại khu vực Nam sa mạc Sahara có 50.000 trẻ sơ sinh và ba triệu trẻ em dưới một tuổi tử vong.
Do khủng hoảng kinh tế, trẻ em ở các nước nghèo, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, ít có cơ hội đến trường và được chăm sóc y tế, để lại những hậu quả nặng nề như cơ thể không phát triển đầy đủ, không có cơ hội kiếm việc làm do thất học.
Nghiên cứu của DRG lưu ý các nhà hoạch định chính sách các nước và quốc tế cần chú ý đến nhu cầu của trẻ em về giáo dục, y tế và dinh dưỡng trong thời kỳ kinh tế khó khăn do bức tranh hiện trạng trẻ em trên toàn cầu khá ảm đạm.
Theo các chuyên gia của DRG, cần có các điều luật để bảo vệ trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)