Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng sự tăng trưởng của kinh tế Palestine hiện vẫn chưa bền vững do phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn viện trợ nước ngoài.
Trong suốt hai thập niên qua, các nước tài trợ đã giúp nền kinh tế Palestine vững bước bằng việc dành cho quốc gia này các khoản trợ giúp tài chính trị giá hàng tỷ USD.
Các khoản viện trợ này đã giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Palestine tăng trưởng tới 7,7% từ năm 2007 tới năm 2011. Trong đó, các lĩnh vực tăng trưởng chủ chốt là dịch vụ, bất động sản và một số ngành phi thương mại khác. Trái lại, lĩnh vực chế tạo và sản xuất nông nghiệp lại sụt giảm đáng kể.
Báo cáo của WB nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ có thể có được thông qua việc chú trọng nhiều đến thương mại, tiến trình hội nhập nhanh và sự năng động của khu vực tư nhân.
Thể chế tài chính lớn nhất thế giới này cũng kêu gọi Palestine nên theo gương các quốc gia Đông Á đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững nhờ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Tác giả bản báo cáo nói trên của WB, John Nasir nói rằng: "Chính quyền Palestine đã có những bước tiến tích cực để tiến tới thành lập một nhà nước, song nền kinh tế này hiện vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho một nhà nước như vậy.
Sự (phát triển) ổn định và bền vững về kinh tế không thể dựa vào các nguồn viện trợ nước ngoài. Vì thế, quốc gia Trung Đông này cần phải tăng cường trao đổi thương mại và đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân."
Theo WB, những quy định mang tính cấm đoán và hạn chế do Ixraen áp đặt trong khu vực đang là rào cản lớn nhất đối với hoạt động đầu tư vào Palestine, tạo ra bất ổn và nguy cơ cao đối với nền kinh tế.
Năm 2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói rằng các thể chế tài chính của Palestine đã sẵn sàng cho việc thành lập một nhà nước chính thức./.
Trong suốt hai thập niên qua, các nước tài trợ đã giúp nền kinh tế Palestine vững bước bằng việc dành cho quốc gia này các khoản trợ giúp tài chính trị giá hàng tỷ USD.
Các khoản viện trợ này đã giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Palestine tăng trưởng tới 7,7% từ năm 2007 tới năm 2011. Trong đó, các lĩnh vực tăng trưởng chủ chốt là dịch vụ, bất động sản và một số ngành phi thương mại khác. Trái lại, lĩnh vực chế tạo và sản xuất nông nghiệp lại sụt giảm đáng kể.
Báo cáo của WB nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ có thể có được thông qua việc chú trọng nhiều đến thương mại, tiến trình hội nhập nhanh và sự năng động của khu vực tư nhân.
Thể chế tài chính lớn nhất thế giới này cũng kêu gọi Palestine nên theo gương các quốc gia Đông Á đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững nhờ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Tác giả bản báo cáo nói trên của WB, John Nasir nói rằng: "Chính quyền Palestine đã có những bước tiến tích cực để tiến tới thành lập một nhà nước, song nền kinh tế này hiện vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho một nhà nước như vậy.
Sự (phát triển) ổn định và bền vững về kinh tế không thể dựa vào các nguồn viện trợ nước ngoài. Vì thế, quốc gia Trung Đông này cần phải tăng cường trao đổi thương mại và đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân."
Theo WB, những quy định mang tính cấm đoán và hạn chế do Ixraen áp đặt trong khu vực đang là rào cản lớn nhất đối với hoạt động đầu tư vào Palestine, tạo ra bất ổn và nguy cơ cao đối với nền kinh tế.
Năm 2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói rằng các thể chế tài chính của Palestine đã sẵn sàng cho việc thành lập một nhà nước chính thức./.
Minh Trang (TTXVN)