Trong báo cáo mới nhất về kinh tế Trung Quốc công bố ngày 28/4, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong năm 2011 lên 9,3% từ mức 9% đưa ra tháng trước, so với mức tăng trưởng 10,3% của năm 2010.
Với dự báo mới, WB nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc bình thường hóa hoàn toàn chính sách tiền tệ và tài chính, nhất là khi Trung Quốc đứng trước những vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan tới lạm phát và thị trường bất động sản.
WB nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc năm nay lên 5% từ mức 4,7% đưa ra tháng trước, so với con số 3,3% năm ngoái.
Tuy nhiên, WB nhận định lạm phát ở nước này, đã tăng lên mức kỷ lục trong 32 tháng là 5,4% vào tháng 3 vừa qua, sẽ không thể tăng mạnh khi đà tăng giá lương thực đang chậm lại và lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo WB, các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản quá nóng của Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ dẫn tới sự suy giảm đột ngột của lĩnh vực này, gây ra những rủi ro cho nền kinh tế. Những cú sốc đối với thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các chính quyền địa phương, vốn đầu tư rất lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng và là khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng. Giá bất động sản tại Trung Quốc tăng vọt khi tín dụng tràn ngập thị trường từ cuối năm 2009, dẫn tới những lo ngại về khả năng xuất hiện bong bóng nhà ở.
Từ tháng 10/2010, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và 4 lần nâng lãi suất huy động và cho vay, nhằm hạn chế hoạt động cho vay, từ đó giảm lượng tiền mặt trên thị trường.
WB cho rằng còn quá sớm để Trung Quốc dừng việc thắt chặt chính sách tiền tệ vì những ảnh hưởng nhất định từ chính sách kinh tế vĩ mô được bình thường hóa sẽ được bù lại bằng đầu tư doanh nghiệp vững chắc và thị trường lao động ổn định, trong khi sự chậm lại trong hoạt động xây dựng nhà ở một phần sẽ được bù đắp bằng các chương trình tham vọng của chính phủ về nhà ở xã hội.
Việc giá hàng hóa toàn cầu tăng khiến lạm phát giá nhiên liệu của Trung Quốc bị đẩy lên là lý do WB hạ dự báo thặng dư thương mại của nước này năm 2011 từ mức 356 tỷ USD đưa ra hồi tháng 11/2010 xuống 264 tỷ USD.
Với dự báo mới, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm từ mức 10,1% GDP năm 2007 và 5,1% GDP năm 2010 xuống 3,6% GDP, dưới mức trần 4% GDP mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ đề xuất đối với các nước G20.
Theo WB, nhu cầu trong nước mạnh và những thay đổi về giá cả đã giảm sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu trong GDP đã giảm từ mức đỉnh 39% năm 2006 xuống 29% năm 2010.
Cũng trong ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% trong năm nay như đã đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. IMF nhận định nếu không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực, lạm phát tại nước này có thể giảm xuống mức thấp trong nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, nền kinh tế này vẫn dễ bị tác động nếu xảy ra những cú sốc như vậy và việc giá hàng hóa tăng trên toàn cầu. Do đó, việc thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng là cần thiết để đối phó với khả năng lạm phát gia tăng và kéo dài./.
Với dự báo mới, WB nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc bình thường hóa hoàn toàn chính sách tiền tệ và tài chính, nhất là khi Trung Quốc đứng trước những vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan tới lạm phát và thị trường bất động sản.
WB nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc năm nay lên 5% từ mức 4,7% đưa ra tháng trước, so với con số 3,3% năm ngoái.
Tuy nhiên, WB nhận định lạm phát ở nước này, đã tăng lên mức kỷ lục trong 32 tháng là 5,4% vào tháng 3 vừa qua, sẽ không thể tăng mạnh khi đà tăng giá lương thực đang chậm lại và lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo WB, các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản quá nóng của Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ dẫn tới sự suy giảm đột ngột của lĩnh vực này, gây ra những rủi ro cho nền kinh tế. Những cú sốc đối với thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các chính quyền địa phương, vốn đầu tư rất lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng và là khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng. Giá bất động sản tại Trung Quốc tăng vọt khi tín dụng tràn ngập thị trường từ cuối năm 2009, dẫn tới những lo ngại về khả năng xuất hiện bong bóng nhà ở.
Từ tháng 10/2010, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và 4 lần nâng lãi suất huy động và cho vay, nhằm hạn chế hoạt động cho vay, từ đó giảm lượng tiền mặt trên thị trường.
WB cho rằng còn quá sớm để Trung Quốc dừng việc thắt chặt chính sách tiền tệ vì những ảnh hưởng nhất định từ chính sách kinh tế vĩ mô được bình thường hóa sẽ được bù lại bằng đầu tư doanh nghiệp vững chắc và thị trường lao động ổn định, trong khi sự chậm lại trong hoạt động xây dựng nhà ở một phần sẽ được bù đắp bằng các chương trình tham vọng của chính phủ về nhà ở xã hội.
Việc giá hàng hóa toàn cầu tăng khiến lạm phát giá nhiên liệu của Trung Quốc bị đẩy lên là lý do WB hạ dự báo thặng dư thương mại của nước này năm 2011 từ mức 356 tỷ USD đưa ra hồi tháng 11/2010 xuống 264 tỷ USD.
Với dự báo mới, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm từ mức 10,1% GDP năm 2007 và 5,1% GDP năm 2010 xuống 3,6% GDP, dưới mức trần 4% GDP mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ đề xuất đối với các nước G20.
Theo WB, nhu cầu trong nước mạnh và những thay đổi về giá cả đã giảm sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu trong GDP đã giảm từ mức đỉnh 39% năm 2006 xuống 29% năm 2010.
Cũng trong ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% trong năm nay như đã đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. IMF nhận định nếu không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực, lạm phát tại nước này có thể giảm xuống mức thấp trong nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, nền kinh tế này vẫn dễ bị tác động nếu xảy ra những cú sốc như vậy và việc giá hàng hóa tăng trên toàn cầu. Do đó, việc thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng là cần thiết để đối phó với khả năng lạm phát gia tăng và kéo dài./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)