Với chủ đề "Cải thiện thực trạng thế giới: Cùng suy nghĩ lại, tái thiết và xây dựng" nhằm củng cố các nền kinh tế, giảm bớt các nguy cơ toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững, tăng cường an ninh, tạo ra một khuôn khổ những giá trị và xây dựng các thể chế hiệu quả, Hội nghị thường niên lần thứ 40 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã bế mạc sau 5 ngày họp tại Davos, Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, sau khoảng 200 phiên họp, hơn 2.500 đại biểu đến từ trên 90 quốc gia vẫn chưa tìm được tiếng nói chung cho vấn đề cải tổ hệ thống tài chính thế giới, thời điểm rút các gói kích thích kinh tế.... Đặc biệt nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kép là chưa thể loại bỏ.
Cải tổ hệ thống tài chính - vấn đề gây chia rẽ
Các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách hàng đầu thế giới tham dự diễn đàn WEF đều phải thừa nhận rằng hệ thống ngân hàng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia này, mặc dù hệ thống tài chính hôm nay đã mạnh hơn một năm về trước, nhưng nó vẫn đang vận hành theo đúng những qui tắc đã suýt dẫn hệ thống ấy rơi vào sụp đổ hoàn toàn.
Việc cải tổ hệ thống tài chính đã "lỗi thời" này được thừa nhận là một trong những nhu cầu cấp thiết, song cách thức để thực hiện mục tiêu này đã trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại Hội nghị. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và một số nhà lãnh đạo đã "thổi bùng" tranh cãi khi ủng hộ đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với thị trường phố Uôn, theo đó hạn chế những điều chỉnh thái quá có tính rủi ro cao; ngăn chặn tình trạng vay mượn tại các ngân hàng hoặc thế chế tài chính, cũng như các hoạt động đầu tư hoặc bảo trợ cho quỹ rủi ro hoặc quỹ tài sản thế chấp tư nhân.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo khác (trong đó có Trung Quốc), cho rằng quyết định siết chặt chính sách tiền tệ của Mỹ có thể gây ra hiện tượng "chảy máu vốn" tại các thị trường mới nổi. Nếu Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ đang được nới lỏng hiện nay, khiến cho việc vay mượn bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn, thì các nguồn vốn ngay lập tức sẽ từ những thị trường mới nổi đổ về Mỹ. Điều này có thể làm phá sản đồng tiền của các thị trường mới nổi, tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự cuộc khủng hoảng ở châu Á thời kỳ 1997-1998.
Giới doanh nghiệp lại cảnh báo việc siết chặt quy định đối với khu vực tài chính có thể phá vỡ sự phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh. Một số chuyên gia khẳng định việc thu nhỏ các ngân hàng lớn không chỉ tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, mà cả thương mại và kinh tế toàn cầu. Họ cho rằng đề xuất của ông Obama là hấp tấp, khiến thị trường tài chính phức tạp thêm và tạo kẽ hở để các công ty tài chính "qua mặt" các nhà điều phối.
Nguy cơ suy thoái trở lại, khủng hoảng xã hội trầm trọng
Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu tại WEF đã cảnh báo rằng kinh tế thế giới sẽ khó "tai qua nạn khỏi" và sự phục hồi vẫn chưa được đảm bảo, thậm chí có thể rơi vào suy thoái kép nếu chính phủ các nước ngừng quá sớm những gói hỗ trợ.
Các chuyên gia nhấn mạnh sự phục hồi hiện nay của nền kinh tế thế giới là rất mong manh, trong khi thị trường việc làm còn ảm đạm, nên việc tiếp tục duy trì những chương trình hỗ trợ kinh tế là cần thiết. Trên con đường phục hồi hiện nay kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức phía trước, bất ổn cả về môi trường kinh tế trong nước và quốc tế.
Để giải quyết những vấn đề này, thế giới cần duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô và tiếp tục theo đuổi chính sách tài chính tiên phong cũng như chính sách tiền tệ dễ dàng ở mức vừa phải. Cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường phối hợp và hợp tác trong các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như ngừng các biện pháp kích thích đúng thời điểm nhằm sớm mang lại sự phục hồi toàn diện cho nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo đưa ra trước Hội nghị WEF, IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 lên mức khởi sắc 3,9%, so với mức giảm 0,8% được ghi nhận năm ngoái. Song, tổ chức tài chính quốc tế này cũng cho rằng kết quả trên phải nhờ vào sự thành công của các chương trình kích thích kinh tế và tiền tệ, ước có chi phí lên tới 5.000 tỷ USD.
Các chuyên gia lập luận rằng qui mô to lớn của sự sụt giảm trong nền kinh tế thế giới thời gian qua đồng nghĩa với sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên sự phục hồi sẽ đi theo hướng nào vẫn là bài toán tranh cãi giữa các nhà hoạch định kinh tế. Với kịch bản hình chữ V, các nhà phân tích cho rằng đây là sự phục hồi trong ngắn hạn. Kinh tế có thể phục hồi theo hình chữ V nhờ được trợ lực bởi các gói kích cầu và các doanh nghiệp bắt đầu tăng sản xuất trở lại sau một thời kỳ cắt giảm hoạt động để giảm hàng tồn kho. Song, sự phục hồi này sẽ chỉ mang tính tạm thời, và sự phục hồi nhờ hoạt động kích cầu của chính phủ sẽ không kéo dài.
Một số nhà kinh tế khác cho rằng với sự tăng trưởng yếu ớt hiện nay, mô hình phục hồi hình chữ U- với cái đáy dài và phẳng có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kịch bản cuối cùng, một số không ít các chuyên gia kinh tế lại đưa ra giả thiết mới với đà phục hồi hình chữ W. Sau khi vượt qua đáy khủng hoảng, kinh tế thế giới sẽ lao dốc một lần nữa, trước khi thật sự tăng trưởng vững chắc.
Nhận định về tình trạng kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế tại WEF cho rằng tình hình thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức. Năm 2010 có nguy cơ là năm của khủng hoảng xã hội và nó có thể dễ dàng trở thành cuộc khủng hoảng xuyên thế hệ nếu kinh tế toàn cầu phục hồi một cách mong manh.
Vấn đề an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, mối liên quan sát sườn đến lợi ích kinh tế cũng là những vấn đề được quan tâm tại WEF năm nay. Với nhu cầu năng lượng thế giới tăng 40% trong vòng 20 năm tới, trong đó phần lớn xuất phát từ các nước đang phát triển; quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi nước trong việc thực thi hạn ngạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính... tất cả các mục tiêu trên có thành công hay không phụ thuộc vào nguồn tiền dành cho cuộc chiến này và các chính phủ sẽ mở "hầu bao" như thế nào lại là vấn đề nữa. Chưa tìm được tiếng nói chung cho tất cả các vấn đề, các nhà thế giới "đành" phải tìm cơ hội khác. Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra vào tháng 11/2010 một lần nữa được kỳ vọng là cơ hội mới cho các vấn đề quốc tế.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích vẫn cho rằng diễn đàn WEF là nơi vạch ra định hướng cho cả một tiến trình, chứ không phải đưa ra quyết định hay thỏa thuận cụ thể. Chính vì thế, những tuyên bố, những nhận định của nhiều chính trị gia hoặc doanh nhân được quan tâm đặc biệt, bởi đó chính là quan điểm hay chính kiến của những nhân vật kinh tế, những người nắm giữ vai trò chính của nền kinh tế thế giới. Đó còn là những lời khuyên hay những định hướng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không quốc gia nào có thể tự làm giảm được sức mạnh tàn phá của khủng hoảng nếu không có nỗ lực chung. Thế giới sẽ không thể giải quyết được vấn đề nếu mỗi nước không sẵn sàng hy sinh một số lợi ích riêng ngắn hạn vì lợi ích chung của kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới sẽ càng bị đẩy vào suy thoái tồi tệ hơn, mất nhiều thời gian và công sức hơn cho việc phục hồi nếu các quốc gia cứ khăng khăng duy trì chính sách "chỉ bảo vệ mình"./.
Tuy nhiên, sau khoảng 200 phiên họp, hơn 2.500 đại biểu đến từ trên 90 quốc gia vẫn chưa tìm được tiếng nói chung cho vấn đề cải tổ hệ thống tài chính thế giới, thời điểm rút các gói kích thích kinh tế.... Đặc biệt nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kép là chưa thể loại bỏ.
Cải tổ hệ thống tài chính - vấn đề gây chia rẽ
Các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách hàng đầu thế giới tham dự diễn đàn WEF đều phải thừa nhận rằng hệ thống ngân hàng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia này, mặc dù hệ thống tài chính hôm nay đã mạnh hơn một năm về trước, nhưng nó vẫn đang vận hành theo đúng những qui tắc đã suýt dẫn hệ thống ấy rơi vào sụp đổ hoàn toàn.
Việc cải tổ hệ thống tài chính đã "lỗi thời" này được thừa nhận là một trong những nhu cầu cấp thiết, song cách thức để thực hiện mục tiêu này đã trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại Hội nghị. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và một số nhà lãnh đạo đã "thổi bùng" tranh cãi khi ủng hộ đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với thị trường phố Uôn, theo đó hạn chế những điều chỉnh thái quá có tính rủi ro cao; ngăn chặn tình trạng vay mượn tại các ngân hàng hoặc thế chế tài chính, cũng như các hoạt động đầu tư hoặc bảo trợ cho quỹ rủi ro hoặc quỹ tài sản thế chấp tư nhân.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo khác (trong đó có Trung Quốc), cho rằng quyết định siết chặt chính sách tiền tệ của Mỹ có thể gây ra hiện tượng "chảy máu vốn" tại các thị trường mới nổi. Nếu Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ đang được nới lỏng hiện nay, khiến cho việc vay mượn bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn, thì các nguồn vốn ngay lập tức sẽ từ những thị trường mới nổi đổ về Mỹ. Điều này có thể làm phá sản đồng tiền của các thị trường mới nổi, tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự cuộc khủng hoảng ở châu Á thời kỳ 1997-1998.
Giới doanh nghiệp lại cảnh báo việc siết chặt quy định đối với khu vực tài chính có thể phá vỡ sự phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh. Một số chuyên gia khẳng định việc thu nhỏ các ngân hàng lớn không chỉ tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, mà cả thương mại và kinh tế toàn cầu. Họ cho rằng đề xuất của ông Obama là hấp tấp, khiến thị trường tài chính phức tạp thêm và tạo kẽ hở để các công ty tài chính "qua mặt" các nhà điều phối.
Nguy cơ suy thoái trở lại, khủng hoảng xã hội trầm trọng
Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu tại WEF đã cảnh báo rằng kinh tế thế giới sẽ khó "tai qua nạn khỏi" và sự phục hồi vẫn chưa được đảm bảo, thậm chí có thể rơi vào suy thoái kép nếu chính phủ các nước ngừng quá sớm những gói hỗ trợ.
Các chuyên gia nhấn mạnh sự phục hồi hiện nay của nền kinh tế thế giới là rất mong manh, trong khi thị trường việc làm còn ảm đạm, nên việc tiếp tục duy trì những chương trình hỗ trợ kinh tế là cần thiết. Trên con đường phục hồi hiện nay kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức phía trước, bất ổn cả về môi trường kinh tế trong nước và quốc tế.
Để giải quyết những vấn đề này, thế giới cần duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô và tiếp tục theo đuổi chính sách tài chính tiên phong cũng như chính sách tiền tệ dễ dàng ở mức vừa phải. Cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường phối hợp và hợp tác trong các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như ngừng các biện pháp kích thích đúng thời điểm nhằm sớm mang lại sự phục hồi toàn diện cho nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo đưa ra trước Hội nghị WEF, IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 lên mức khởi sắc 3,9%, so với mức giảm 0,8% được ghi nhận năm ngoái. Song, tổ chức tài chính quốc tế này cũng cho rằng kết quả trên phải nhờ vào sự thành công của các chương trình kích thích kinh tế và tiền tệ, ước có chi phí lên tới 5.000 tỷ USD.
Các chuyên gia lập luận rằng qui mô to lớn của sự sụt giảm trong nền kinh tế thế giới thời gian qua đồng nghĩa với sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên sự phục hồi sẽ đi theo hướng nào vẫn là bài toán tranh cãi giữa các nhà hoạch định kinh tế. Với kịch bản hình chữ V, các nhà phân tích cho rằng đây là sự phục hồi trong ngắn hạn. Kinh tế có thể phục hồi theo hình chữ V nhờ được trợ lực bởi các gói kích cầu và các doanh nghiệp bắt đầu tăng sản xuất trở lại sau một thời kỳ cắt giảm hoạt động để giảm hàng tồn kho. Song, sự phục hồi này sẽ chỉ mang tính tạm thời, và sự phục hồi nhờ hoạt động kích cầu của chính phủ sẽ không kéo dài.
Một số nhà kinh tế khác cho rằng với sự tăng trưởng yếu ớt hiện nay, mô hình phục hồi hình chữ U- với cái đáy dài và phẳng có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kịch bản cuối cùng, một số không ít các chuyên gia kinh tế lại đưa ra giả thiết mới với đà phục hồi hình chữ W. Sau khi vượt qua đáy khủng hoảng, kinh tế thế giới sẽ lao dốc một lần nữa, trước khi thật sự tăng trưởng vững chắc.
Nhận định về tình trạng kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế tại WEF cho rằng tình hình thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức. Năm 2010 có nguy cơ là năm của khủng hoảng xã hội và nó có thể dễ dàng trở thành cuộc khủng hoảng xuyên thế hệ nếu kinh tế toàn cầu phục hồi một cách mong manh.
Vấn đề an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, mối liên quan sát sườn đến lợi ích kinh tế cũng là những vấn đề được quan tâm tại WEF năm nay. Với nhu cầu năng lượng thế giới tăng 40% trong vòng 20 năm tới, trong đó phần lớn xuất phát từ các nước đang phát triển; quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi nước trong việc thực thi hạn ngạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính... tất cả các mục tiêu trên có thành công hay không phụ thuộc vào nguồn tiền dành cho cuộc chiến này và các chính phủ sẽ mở "hầu bao" như thế nào lại là vấn đề nữa. Chưa tìm được tiếng nói chung cho tất cả các vấn đề, các nhà thế giới "đành" phải tìm cơ hội khác. Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra vào tháng 11/2010 một lần nữa được kỳ vọng là cơ hội mới cho các vấn đề quốc tế.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích vẫn cho rằng diễn đàn WEF là nơi vạch ra định hướng cho cả một tiến trình, chứ không phải đưa ra quyết định hay thỏa thuận cụ thể. Chính vì thế, những tuyên bố, những nhận định của nhiều chính trị gia hoặc doanh nhân được quan tâm đặc biệt, bởi đó chính là quan điểm hay chính kiến của những nhân vật kinh tế, những người nắm giữ vai trò chính của nền kinh tế thế giới. Đó còn là những lời khuyên hay những định hướng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không quốc gia nào có thể tự làm giảm được sức mạnh tàn phá của khủng hoảng nếu không có nỗ lực chung. Thế giới sẽ không thể giải quyết được vấn đề nếu mỗi nước không sẵn sàng hy sinh một số lợi ích riêng ngắn hạn vì lợi ích chung của kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới sẽ càng bị đẩy vào suy thoái tồi tệ hơn, mất nhiều thời gian và công sức hơn cho việc phục hồi nếu các quốc gia cứ khăng khăng duy trì chính sách "chỉ bảo vệ mình"./.
Phương Hoa (Vietnam+)