Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Đông Á (WEFEA) chú trọng tới những thách thức lớn về lương thực, năng lượng và nước và các thảm họa thiên nhiên.
Trong hai ngày 12-13/6, tại thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Đông Á (WEFEA) nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho khu vực như nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên và ứng phó với những mối đe dọa chưa từng thấy của các thảm họa thiên nhiên.
Hội nghị thu hút sự tham gia của trên 600 đại biểu, trong đó có quan chức cấp cao chính phủ nhiều nước, các nhà hoạch định chính sách kinh doanh, các đại diện tổ chức dân sự-xã hội, các nhà quản lý doanh nghiệp lớn và chuyên gia đến từ nhiều nước, khu vực và quốc tế.
Đây là lần đầu tiên Indonesia đăng cai một hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono đã nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ WEF để đối phó với những thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay là nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, năng lượng và nước, cũng như các thảm họa thiên nhiên.
Tổng thống Yudhoyono khẳng định châu Á có thể trở thành "lục địa của tương lai" nếu giải quyết được những thách thức này. Ông nêu rõ hiện tại "hơn bất kỳ khu vực nào, châu Á có thể góp phần đem lại một nền kinh tế thế giới bền vững và cân bằng" vì "có các nguồn, cơ hội và quan trọng hơn cả, có niềm tin để tạo dựng hệ thống quốc tế đó."
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia lưu ý rằng hơn 60% trong tổng số 7 tỷ người trên Trái Đất hiện sống tại châu Á, do đó châu lục này cũng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong khi tìm kiếm và cạnh tranh để có các nguồn tài nguyên hữu hạn của thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, bên cạnh đó là áp lực của tình trạng gia tăng dân số.
Ông kêu gọi chú trọng phát triển công nghệ và coi đây là chìa khóa để giải quyết những thách thức này...
Trong ngày đầu, hội nghị đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á" của WEF, trong đó có các cơ chế, biện pháp đối phó với tình trạng mất cân bằng kinh tế toàn cầu, thảm họa thiên nhiên, tình trạng suy giảm độ che phủ của rừng, mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiêm môi trường lan tràn ở châu Á và trên thế giới.
Ngoài ra, một vấn đề chủ chốt khác thu hút sự quan tâm của các đại biểu là an ninh lương thực và tác động của tình trạng giá lương thực gia tăng đối với người nghèo.
Phát biểu với các phóng viên bên lề hội nghị, ông Paul Polman, đồng Chủ tịch WEF cho biết cứ mỗi sáu giây, lại có một em nhỏ bị chết đói, vì vậy rất cần phải tìm ra một hệ thống đảm bảo an ninh lương thực./.
Trong hai ngày 12-13/6, tại thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Đông Á (WEFEA) nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho khu vực như nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên và ứng phó với những mối đe dọa chưa từng thấy của các thảm họa thiên nhiên.
Hội nghị thu hút sự tham gia của trên 600 đại biểu, trong đó có quan chức cấp cao chính phủ nhiều nước, các nhà hoạch định chính sách kinh doanh, các đại diện tổ chức dân sự-xã hội, các nhà quản lý doanh nghiệp lớn và chuyên gia đến từ nhiều nước, khu vực và quốc tế.
Đây là lần đầu tiên Indonesia đăng cai một hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono đã nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ WEF để đối phó với những thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay là nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, năng lượng và nước, cũng như các thảm họa thiên nhiên.
Tổng thống Yudhoyono khẳng định châu Á có thể trở thành "lục địa của tương lai" nếu giải quyết được những thách thức này. Ông nêu rõ hiện tại "hơn bất kỳ khu vực nào, châu Á có thể góp phần đem lại một nền kinh tế thế giới bền vững và cân bằng" vì "có các nguồn, cơ hội và quan trọng hơn cả, có niềm tin để tạo dựng hệ thống quốc tế đó."
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia lưu ý rằng hơn 60% trong tổng số 7 tỷ người trên Trái Đất hiện sống tại châu Á, do đó châu lục này cũng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong khi tìm kiếm và cạnh tranh để có các nguồn tài nguyên hữu hạn của thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, bên cạnh đó là áp lực của tình trạng gia tăng dân số.
Ông kêu gọi chú trọng phát triển công nghệ và coi đây là chìa khóa để giải quyết những thách thức này...
Trong ngày đầu, hội nghị đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á" của WEF, trong đó có các cơ chế, biện pháp đối phó với tình trạng mất cân bằng kinh tế toàn cầu, thảm họa thiên nhiên, tình trạng suy giảm độ che phủ của rừng, mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiêm môi trường lan tràn ở châu Á và trên thế giới.
Ngoài ra, một vấn đề chủ chốt khác thu hút sự quan tâm của các đại biểu là an ninh lương thực và tác động của tình trạng giá lương thực gia tăng đối với người nghèo.
Phát biểu với các phóng viên bên lề hội nghị, ông Paul Polman, đồng Chủ tịch WEF cho biết cứ mỗi sáu giây, lại có một em nhỏ bị chết đói, vì vậy rất cần phải tìm ra một hệ thống đảm bảo an ninh lương thực./.
(TTXVN/Vietnam+)