Ngày 22/3, trong buổi họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã khẳng định không hề có mây phóng xạ trong khí quyển Trái Đất sau khi xảy ra tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản.
Cũng theo WMO, chỉ có mức phóng xạ cao hơn bình thường ở tầng không khí thấp so với mặt đất.
Chuyên gia của WMO khẳng định: "Đây là tình huống hoàn toàn khác so với tai nạn hạt nhân tại Chernobyl. Không hề có xạ khí trong khí quyển trái đất phát tán từ tai nạn hạt nhân của nhà máy điện Fukushima."
Chuyên gia WMO cũng cho biết thêm, sự phát tán phóng xạ được hạn chế tại tầng rất thấp của khí quyển. Theo đó, các đợt gió từ phía Bắc tiếp tục đẩy lượng phóng xạ bị phát tán ra ngoài đại dương. Tuy nhiên, tình hình thời tiết có thể biến đổi trong những ngày tới.
Hiện tại, chính phủ Nhật Bản cùng với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế đang tiến hành mọi biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường từ vụ tai nạn hạt nhân ở nước này./.
Cũng theo WMO, chỉ có mức phóng xạ cao hơn bình thường ở tầng không khí thấp so với mặt đất.
Chuyên gia của WMO khẳng định: "Đây là tình huống hoàn toàn khác so với tai nạn hạt nhân tại Chernobyl. Không hề có xạ khí trong khí quyển trái đất phát tán từ tai nạn hạt nhân của nhà máy điện Fukushima."
Chuyên gia WMO cũng cho biết thêm, sự phát tán phóng xạ được hạn chế tại tầng rất thấp của khí quyển. Theo đó, các đợt gió từ phía Bắc tiếp tục đẩy lượng phóng xạ bị phát tán ra ngoài đại dương. Tuy nhiên, tình hình thời tiết có thể biến đổi trong những ngày tới.
Hiện tại, chính phủ Nhật Bản cùng với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế đang tiến hành mọi biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường từ vụ tai nạn hạt nhân ở nước này./.
Đức Hùng (Vietnam+)