Ngày 5/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Pascal Lamy lại một lần nữa cảnh báo về tình trạng bảo hộ mậu dịch trong thương mại toàn cầu.
Ông Lamy nhấn mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có nhiều nhân tố như khủng hoảng nợ công châu Âu, bất ổn ở thế giới Arập, động đất và sóng thần ở Nhật Bản, thiên tai ở nhiều nước trên khắp thế giới khiến thương mại toàn cầu chỉ tăng 5% trong năm 2011 so với mức tăng trung bình 6% trong suốt 15 năm qua.
Trao đổi thương mại toàn cầu năm 2012 dự báo cũng chỉ tăng chưa đầy 4%. Thông qua giám sát các quy chế chi phối thương mại quốc tế, WTO đảm bảo mở cửa, minh bạch và có thể dự báo được khả năng trao đổi thương mại xuyên biên giới, đồng thời phòng ngừa sức ép bảo hộ mậu dịch.
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp trong trao đổi thương mại quốc tế nổi lên ngày càng nhiều với các tuyên bố phục hồi các biện pháp bảo hộ mậu dịch, tăng cường chính sách thay thế nhập khẩu, các biện pháp thương mại thiếu minh bạch, các biện pháp trợ cấp và ưu đãi thuế …. đã gây trở ngại dòng thương mại toàn cầu.
Bức tranh tổng thể về thương mại toàn cầu cũng đang thay đổi rất khác so với 15 năm qua dẫn đến thay đổi trong các mô hình thương mại.
Khủng hoảng kinh tế đã có các tác động bất lợi đến lợi ích thương mại và các chi phí tài trợ thương mại.
Trong bối cảnh này, bảo hộ mậu dịch giống như chất béo gây xơ cứng động mạch (cholesterol): tích lũy chậm chạp các biện pháp hạn chế thương mại từ năm 2008 và hiện nay đã tác động đến 3% tổng số hàng hoá toàn cầu và 4% trao đổi thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu (G-20), tạo ra thách thức không chỉ đối với WTO mà cả nền kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc WTO nêu rõ trong bối cảnh này, WTO có thể góp phần ổn định kinh tế thế giới thông qua cập nhật các quy chế thương mại để các quy chế này phản ánh thực tế của thương mại quốc tế đương đại, tăng cường hợp tác đa phương thông qua sự tham gia của các ngân hàng phát triển khu vực và Công ty Tài chính quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhóm các nước thành viên WTO đã đạt được thỏa thuận xem xét lại Hiệp định đa phương về các thủ tục chính phủ nhằm thúc đẩy cạnh tranh minh bạch hơn về các quá trình thủ tục thương mại của các chính phủ tại 42 nước thành viên của Hiệp định, đồng thời mở ra các cơ hội tiếp cận thị trường cho buôn bán với kim ngạch dự báo có thể lên tới 100 tỷ USD hàng năm.
Thông qua thúc đẩy kỷ luật thương mại và minh bạch hơn trong thương mại quốc tế, WTO hỗ trợ các nước sử dụng hiệu quả các nguồn lực công và quản trị tốt hơn các thực tế thương mại quốc tế, chống các biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch./.
Ông Lamy nhấn mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có nhiều nhân tố như khủng hoảng nợ công châu Âu, bất ổn ở thế giới Arập, động đất và sóng thần ở Nhật Bản, thiên tai ở nhiều nước trên khắp thế giới khiến thương mại toàn cầu chỉ tăng 5% trong năm 2011 so với mức tăng trung bình 6% trong suốt 15 năm qua.
Trao đổi thương mại toàn cầu năm 2012 dự báo cũng chỉ tăng chưa đầy 4%. Thông qua giám sát các quy chế chi phối thương mại quốc tế, WTO đảm bảo mở cửa, minh bạch và có thể dự báo được khả năng trao đổi thương mại xuyên biên giới, đồng thời phòng ngừa sức ép bảo hộ mậu dịch.
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp trong trao đổi thương mại quốc tế nổi lên ngày càng nhiều với các tuyên bố phục hồi các biện pháp bảo hộ mậu dịch, tăng cường chính sách thay thế nhập khẩu, các biện pháp thương mại thiếu minh bạch, các biện pháp trợ cấp và ưu đãi thuế …. đã gây trở ngại dòng thương mại toàn cầu.
Bức tranh tổng thể về thương mại toàn cầu cũng đang thay đổi rất khác so với 15 năm qua dẫn đến thay đổi trong các mô hình thương mại.
Khủng hoảng kinh tế đã có các tác động bất lợi đến lợi ích thương mại và các chi phí tài trợ thương mại.
Trong bối cảnh này, bảo hộ mậu dịch giống như chất béo gây xơ cứng động mạch (cholesterol): tích lũy chậm chạp các biện pháp hạn chế thương mại từ năm 2008 và hiện nay đã tác động đến 3% tổng số hàng hoá toàn cầu và 4% trao đổi thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu (G-20), tạo ra thách thức không chỉ đối với WTO mà cả nền kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc WTO nêu rõ trong bối cảnh này, WTO có thể góp phần ổn định kinh tế thế giới thông qua cập nhật các quy chế thương mại để các quy chế này phản ánh thực tế của thương mại quốc tế đương đại, tăng cường hợp tác đa phương thông qua sự tham gia của các ngân hàng phát triển khu vực và Công ty Tài chính quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhóm các nước thành viên WTO đã đạt được thỏa thuận xem xét lại Hiệp định đa phương về các thủ tục chính phủ nhằm thúc đẩy cạnh tranh minh bạch hơn về các quá trình thủ tục thương mại của các chính phủ tại 42 nước thành viên của Hiệp định, đồng thời mở ra các cơ hội tiếp cận thị trường cho buôn bán với kim ngạch dự báo có thể lên tới 100 tỷ USD hàng năm.
Thông qua thúc đẩy kỷ luật thương mại và minh bạch hơn trong thương mại quốc tế, WTO hỗ trợ các nước sử dụng hiệu quả các nguồn lực công và quản trị tốt hơn các thực tế thương mại quốc tế, chống các biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch./.
(Vietnam+)