Nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ động vật hoang dã và răn đe những kẻ săn trộm thú rừng, WWF-Malaysia đã cho lắp đặt nhiều bảng cảnh báo về hình phạt đối với các hành vi xâm phạm động vật hoang dã gần các điểm nóng về săn trộm thú rừng.
Những biển hiệu này đã được dựng lên tại các điểm nóng săn trộm thú rừng và các khu vực công cộng trong và xung quanh thị trấn Gerik thuộc bang Perak, gần Khu liên hợp rừng Belum-Temengor, nhằm tuyên truyền các hình phạt theo Luật Bảo tồn động vật hoang dã của Malaysia năm 2010.
Động thái trên được xem là một trong những biện pháp để nâng cao nhận thức cộng đồng và góp phần ngăn chặn những kẻ có ý đồ phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội.
Giám đốc điều WWF-Malaysia, tiến sĩ Dionysius Sharma cho biết: “Các bảng cảnh báo là một phần của những nỗ lực chung của WWF-Malaysia để hỗ trợ các cơ quan thực thi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng săn trộm mà chúng tôi đang phải đối mặt tại Belum-Temengor.”
Khu liên hợp rừng Belum-Temengor thường xuyên xảy ra các vụ săn trộm và mua bán động vật hoang dã, đe dọa đến sự bảo tồn nhiều loại thú quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Mới đây nhất, vào tháng 11, Cục Động vật hoang dã và Công viên quốc gia (DWNP) Perak đã bắt giữ được hai kẻ buôn lậu động vật hoang dã và thu giữ được 12 con tê tê gần Gerik và Khu liên hợp rừng Belum-Temengor.
WWW-Malaysia cho biết sự ra đời của Luật Bảo tồn động vật hoang dã mới, Malaysia hiện là nước có luật chống săn trộm và luật bảo vệ động vật hoang dã mạnh nhất trong khu vực.
Theo đó, các hành vi săn bắn, mua bán các loại thú như voi, hổ, báo, tê giác, tê tê, trâu rừng, bò rừng, có thể bị phạt tiền đến 500.000 ringgit (hơn160.000USD) và bị phạt tù đến 10 năm. Mức phạt đối với hành vi săn bắn, mua bán các loài hươu, nai, hoẵng, nhím, ... là 100.000 ringgit (hơn 33.000 USD) và bị phạt tù đến 10 năm.
Bên cạnh dựng các biển cảnh báo, WWW-Malaysia cũng phối hợp với Lực lượng Đặc trách thực thi chung (DWNP) để chống săn trộm và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp./.
Những biển hiệu này đã được dựng lên tại các điểm nóng săn trộm thú rừng và các khu vực công cộng trong và xung quanh thị trấn Gerik thuộc bang Perak, gần Khu liên hợp rừng Belum-Temengor, nhằm tuyên truyền các hình phạt theo Luật Bảo tồn động vật hoang dã của Malaysia năm 2010.
Động thái trên được xem là một trong những biện pháp để nâng cao nhận thức cộng đồng và góp phần ngăn chặn những kẻ có ý đồ phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội.
Giám đốc điều WWF-Malaysia, tiến sĩ Dionysius Sharma cho biết: “Các bảng cảnh báo là một phần của những nỗ lực chung của WWF-Malaysia để hỗ trợ các cơ quan thực thi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng săn trộm mà chúng tôi đang phải đối mặt tại Belum-Temengor.”
Khu liên hợp rừng Belum-Temengor thường xuyên xảy ra các vụ săn trộm và mua bán động vật hoang dã, đe dọa đến sự bảo tồn nhiều loại thú quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Mới đây nhất, vào tháng 11, Cục Động vật hoang dã và Công viên quốc gia (DWNP) Perak đã bắt giữ được hai kẻ buôn lậu động vật hoang dã và thu giữ được 12 con tê tê gần Gerik và Khu liên hợp rừng Belum-Temengor.
WWW-Malaysia cho biết sự ra đời của Luật Bảo tồn động vật hoang dã mới, Malaysia hiện là nước có luật chống săn trộm và luật bảo vệ động vật hoang dã mạnh nhất trong khu vực.
Theo đó, các hành vi săn bắn, mua bán các loại thú như voi, hổ, báo, tê giác, tê tê, trâu rừng, bò rừng, có thể bị phạt tiền đến 500.000 ringgit (hơn160.000USD) và bị phạt tù đến 10 năm. Mức phạt đối với hành vi săn bắn, mua bán các loài hươu, nai, hoẵng, nhím, ... là 100.000 ringgit (hơn 33.000 USD) và bị phạt tù đến 10 năm.
Bên cạnh dựng các biển cảnh báo, WWW-Malaysia cũng phối hợp với Lực lượng Đặc trách thực thi chung (DWNP) để chống săn trộm và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)