Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) ngày 7/12 đã bày tỏ quan điểm về việc WWF đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam chuyển từ “Màu Vàng – Hãy suy nghĩ trước khi sử dụng” sang “Màu Đỏ - Đừng mua” vào Cẩm nang Hướng dẫn Thủy sản 2010-2011.
Thông báo từ WWF Việt Nam cho thấy, sự thay đổi này bắt nguồn từ phương pháp đánh giá mới bao gồm 19 tiêu chí tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường.
Theo đó, ba tổ chức phi chính phủ bao gồm WWF, Hội Bảo tồn Sinh vật Biển (MSC) và Quĩ Biển Bắc (NSF) cùng tham gia phát triển phương pháp đánh giá. Phần đánh giá thực địa do một tư vấn độc lập thực hiện. WWF Việt Nam không tham gia tiến trình này, bao gồm cả phát triển phương pháp đánh giá lẫn đánh giá thực địa.
Cẩm nang hướng dẫn này được xuất bản hàng năm tại một số quốc gia nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây không phải là rào cản pháp lý đối với thương mại quốc tế.
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, WWF Việt Nam nhận được nhiều phản hồi từ phía Việt Nam về kết luận của đánh giá. WWF Việt Nam đang tích cực làm việc với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các đồng nghiệp tại một số quốc gia châu Âu để làm rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá đã sử dụng để đảm bảo rằng các phản hồi cần thiết sẽ được cung cấp trong thời gian sớm nhất.
WWF Việt Nam cũng cam kết hợp tác với các bên liên quan, giúp cải thiện tính bền vững cho ngành thủy sản. “Trên thực tế, chúng tôi đã hỗ trợ chứng chỉ MSC cho loài nghêu Bến Tre và đã mang lại nguồn lợi lớn cho ngành. Chúng tôi cam kết tiếp tục những nỗ lực của mình đối với ngành nuôi trồng cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam. WWF Việt Nam mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện phương pháp và kết quả đánh giá trong tương lai,” thông báo nhấn mạnh.
Ngoài ra, WWF cũng ủng hộ tất cả các bộ tiêu chuẩn để cải thiện an toàn thực phẩm và tính bền vững về mặt xã hội và môi trường của ngành nuôi trồng thủy sản bao gồm Global Gap, SQF và ASC./.
Thông báo từ WWF Việt Nam cho thấy, sự thay đổi này bắt nguồn từ phương pháp đánh giá mới bao gồm 19 tiêu chí tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường.
Theo đó, ba tổ chức phi chính phủ bao gồm WWF, Hội Bảo tồn Sinh vật Biển (MSC) và Quĩ Biển Bắc (NSF) cùng tham gia phát triển phương pháp đánh giá. Phần đánh giá thực địa do một tư vấn độc lập thực hiện. WWF Việt Nam không tham gia tiến trình này, bao gồm cả phát triển phương pháp đánh giá lẫn đánh giá thực địa.
Cẩm nang hướng dẫn này được xuất bản hàng năm tại một số quốc gia nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây không phải là rào cản pháp lý đối với thương mại quốc tế.
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, WWF Việt Nam nhận được nhiều phản hồi từ phía Việt Nam về kết luận của đánh giá. WWF Việt Nam đang tích cực làm việc với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các đồng nghiệp tại một số quốc gia châu Âu để làm rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá đã sử dụng để đảm bảo rằng các phản hồi cần thiết sẽ được cung cấp trong thời gian sớm nhất.
WWF Việt Nam cũng cam kết hợp tác với các bên liên quan, giúp cải thiện tính bền vững cho ngành thủy sản. “Trên thực tế, chúng tôi đã hỗ trợ chứng chỉ MSC cho loài nghêu Bến Tre và đã mang lại nguồn lợi lớn cho ngành. Chúng tôi cam kết tiếp tục những nỗ lực của mình đối với ngành nuôi trồng cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam. WWF Việt Nam mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện phương pháp và kết quả đánh giá trong tương lai,” thông báo nhấn mạnh.
Ngoài ra, WWF cũng ủng hộ tất cả các bộ tiêu chuẩn để cải thiện an toàn thực phẩm và tính bền vững về mặt xã hội và môi trường của ngành nuôi trồng thủy sản bao gồm Global Gap, SQF và ASC./.
Trung Hiền (Vietnam+)