Nhóm Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, Phòng Thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong thuộc Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc sử dụng xăng không đảm bảo chất lượng (pha Ethannol, Methanol không theo quy chuẩn) là một trong những nguy cơ cao gây cháy xe gắn máy.
Tại cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây cháy xe gắn máy hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 17/5, trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu phân tích số liệu từ việc tiếp cận các vụ cháy, từ các cơ quan chức năng về các vụ cháy khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã kết luận nguy cơ hình thành các nguyên nhân gây cháy xe gắn máy gần đây nhất xuất phát từ các yếu tố: sử dụng nhiên liệu kém chất lượng như xăng pha Methanol, Ethanol chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật sẽ gây ra sự rò rỉ nhiên liệu thông qua hiện tượng phá hủy hệ thống ống dẫn hoặc do áp suất hơi cao hoặc do bất cẩn chủ quan của người sử dụng, nguồn xăng dò rỉ này sẽ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ nóng sinh ra từ hoạt động của động cơ, hoặc ma sát hệ thống hãm… hay tia lửa điện từ quá trình chập mạch của hệ thống điện phương tiện xảy ra trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đảm bảo yêu cầu do cầu chì kém chất lượng.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng cho biết sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây nguồn lửa đồng thời kết hợp có sự có mặt của chất dễ cháy như các chi tiết bằng vật liệu nhựa trên phương tiện.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan hay chủ quan của người sử dụng như: gây nguồn lửa, để các vật dụng cháy nổ trong các vùng cục bộ của phương tiện như quẹt gas, nước hoa… trong thùng mũ bảo hiểm. Hoặc sự vướng víu các vật liệu dễ cháy như bao nylon, vải… vào bộ phận ống xả khói của động cơ, đặc biệt việc sử dụng xăng có chỉ số RON thấp như xăng RON 83, hoặc xăng pha Methanol, Ethanol kém chất lượng, không tương thích với yêu cầu động cơ sẽ gây ra các vùng nóng cục bộ và nguy cơ cháy tăng.
Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là những kết quả ban đầu, chưa phải là nghiên cứu toàn diện vì thời gian nghiên cứu ngắn, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để trả lời. Việc đưa ra nghi vấn về sử dụng xăng pha Methanol, Ethanol là có cơ sở bởi năm 2011 qua kiểm tra 154 mẫu xăng, Sở đã phát hiện 35 mẫu có pha Methanol. Nếu pha 15% Methanol vào xăng A83, xăng đó sẽ trở thành xăng A92, trong khi đó giá nhập Methanol rất thấp, giá bán xăng A92 lại cao khiến nhiều nhà bán lẻ vì lợi nhuận đã làm việc này, gây nguy cơ cháy nổ xe cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, thời gian qua việc nhập khẩu Methanol đã tăng đột biến thời gian qua, dù chưa thể khẳng định số này được dùng hoàn toàn vào pha trộn xăng nhưng cũng không loại trừ một lượng lớn đã được sử dụng để biến xăng A83 thành A92.
Trước những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhận biết đâu là xăng kém chất lượng, ông Tân thừa nhận người tiêu dùng khi đi mua xăng không thể phân biệt xăng kém chất lượng và xăng đạt tiêu chuẩn, trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay việc mua bán Methanol rất dễ dàng trên thị trường, vì vậy Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đang kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước phải quản lý chặt đường đi của methanol nhập khẩu chặt chẽ từ đầu vào tới đầu ra…
Sở đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu trên địa bàn Thành phố, yêu cầu các doanh nghiệp này phải công bố danh mục các đại lý, nếu phát hiện các đại lý cùng một lúc làm việc cho hai đầu mối phải chấm dứt hoạt đông, nếu phát hiện sai phạm pha trộn làm xăng kém chất lượng tại cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp đầu mối phải ngừng cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị cơ quan chức năng xem xét bổ sung thêm một số tiêu chuẩn trong nhiên liệu xăng A92, A95 hiện hành, xây dựng quy trình trong kiểm tra tiểu chuẩn nhiên liệu xăng như ngoài việc kiểm tra hàm lượng oxegen, cần kiểm tra thêm sự có mặt của methanol và Ethanol.
Cần chấm dứt lưu hành sử dụng xăng A83 vì đây là xăng có chỉ số Octan thấp, không phù hợp với động cơ mới hiện nay, dễ gây kích nổ, làm nóng động cơ, tăng nguy cơ cháy, đặc biệt là tồn tại loại xăng này sẽ tạo điều kiện cho việc pha chế methanol vào để tăng chỉ số RON…/.
Tại cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây cháy xe gắn máy hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 17/5, trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu phân tích số liệu từ việc tiếp cận các vụ cháy, từ các cơ quan chức năng về các vụ cháy khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã kết luận nguy cơ hình thành các nguyên nhân gây cháy xe gắn máy gần đây nhất xuất phát từ các yếu tố: sử dụng nhiên liệu kém chất lượng như xăng pha Methanol, Ethanol chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật sẽ gây ra sự rò rỉ nhiên liệu thông qua hiện tượng phá hủy hệ thống ống dẫn hoặc do áp suất hơi cao hoặc do bất cẩn chủ quan của người sử dụng, nguồn xăng dò rỉ này sẽ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ nóng sinh ra từ hoạt động của động cơ, hoặc ma sát hệ thống hãm… hay tia lửa điện từ quá trình chập mạch của hệ thống điện phương tiện xảy ra trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đảm bảo yêu cầu do cầu chì kém chất lượng.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng cho biết sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây nguồn lửa đồng thời kết hợp có sự có mặt của chất dễ cháy như các chi tiết bằng vật liệu nhựa trên phương tiện.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan hay chủ quan của người sử dụng như: gây nguồn lửa, để các vật dụng cháy nổ trong các vùng cục bộ của phương tiện như quẹt gas, nước hoa… trong thùng mũ bảo hiểm. Hoặc sự vướng víu các vật liệu dễ cháy như bao nylon, vải… vào bộ phận ống xả khói của động cơ, đặc biệt việc sử dụng xăng có chỉ số RON thấp như xăng RON 83, hoặc xăng pha Methanol, Ethanol kém chất lượng, không tương thích với yêu cầu động cơ sẽ gây ra các vùng nóng cục bộ và nguy cơ cháy tăng.
Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là những kết quả ban đầu, chưa phải là nghiên cứu toàn diện vì thời gian nghiên cứu ngắn, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để trả lời. Việc đưa ra nghi vấn về sử dụng xăng pha Methanol, Ethanol là có cơ sở bởi năm 2011 qua kiểm tra 154 mẫu xăng, Sở đã phát hiện 35 mẫu có pha Methanol. Nếu pha 15% Methanol vào xăng A83, xăng đó sẽ trở thành xăng A92, trong khi đó giá nhập Methanol rất thấp, giá bán xăng A92 lại cao khiến nhiều nhà bán lẻ vì lợi nhuận đã làm việc này, gây nguy cơ cháy nổ xe cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, thời gian qua việc nhập khẩu Methanol đã tăng đột biến thời gian qua, dù chưa thể khẳng định số này được dùng hoàn toàn vào pha trộn xăng nhưng cũng không loại trừ một lượng lớn đã được sử dụng để biến xăng A83 thành A92.
Trước những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhận biết đâu là xăng kém chất lượng, ông Tân thừa nhận người tiêu dùng khi đi mua xăng không thể phân biệt xăng kém chất lượng và xăng đạt tiêu chuẩn, trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay việc mua bán Methanol rất dễ dàng trên thị trường, vì vậy Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đang kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước phải quản lý chặt đường đi của methanol nhập khẩu chặt chẽ từ đầu vào tới đầu ra…
Sở đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu trên địa bàn Thành phố, yêu cầu các doanh nghiệp này phải công bố danh mục các đại lý, nếu phát hiện các đại lý cùng một lúc làm việc cho hai đầu mối phải chấm dứt hoạt đông, nếu phát hiện sai phạm pha trộn làm xăng kém chất lượng tại cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp đầu mối phải ngừng cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị cơ quan chức năng xem xét bổ sung thêm một số tiêu chuẩn trong nhiên liệu xăng A92, A95 hiện hành, xây dựng quy trình trong kiểm tra tiểu chuẩn nhiên liệu xăng như ngoài việc kiểm tra hàm lượng oxegen, cần kiểm tra thêm sự có mặt của methanol và Ethanol.
Cần chấm dứt lưu hành sử dụng xăng A83 vì đây là xăng có chỉ số Octan thấp, không phù hợp với động cơ mới hiện nay, dễ gây kích nổ, làm nóng động cơ, tăng nguy cơ cháy, đặc biệt là tồn tại loại xăng này sẽ tạo điều kiện cho việc pha chế methanol vào để tăng chỉ số RON…/.
Liên Phương (TTXVN)