Vấn đề công khai minh bạch thông tin trong hệ thống ngân hàng được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Trao đổi với báo chí ngày 16/10 tại Hội nghị đối thoại chính sách nghiệp và thách thức phát triển bền vững do VCCI và Thanh tra Chính phủ tổ chức, ông Trương Ngọc Anh – Chánh văn phòng Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin để trình Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng.
- Thưa ông, vấn đề công khai thanh tra ngành ngân hàng được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, vậy tới đây các kết luận thanh tra đối với các tổ chức tín dụng có được công bố công khai rộng rãi không?
Ông Trương Ngọc Anh: Các tổ chức tín dụng không chỉ liên quan tới doanh nghiệp, công ty cổ phần đại chúng mà còn liên quan đến toàn thể nhân dân. Cho nên các kết luận thanh tra sẽ công khai từng phần. Vì có những kết luận thanh tra công khai ra sẽ làm sập đổ cả hệ thống luôn. Đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm, phải xem xét và làm thận trọng. Thậm chí những vấn đề liên quan đến yếu tố hình sự thì phải chờ cơ quan công an tiến hành những thủ tục tố tụng, Ngân hàng Nhà nước không thể tự ý đưa những vấn đề đó.
Hiện quy định của chúng ta còn nhiều bất cập. Để kiểm soát được phải đòi hỏi nghiệp vụ cao của người đi làm công tác thanh kiểm tra. Trong thực tế với những thông tin thu được về các doanh nghiệp, thanh tra cũng đang tổ chức kiểm tra xem có hiện tượng đó thực hay không. Khi có kết luận thanh tra, sẽ có những thông tin được công khai. Tất nhiên sẽ có những thông tin chưa được công khai vì nếu vi phạm pháp luật thì phải chuyển sang cơ quan công an điều tra khởi tố. Nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ có những thông tin rộng rãi, công khai để người dân nắm được thực trạng hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin để trình Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng. Vụ Thanh tra Tổ chức tín dụng trong nước là đơn vị được giao thực hiện đề án này. Dự thảo đã được trình Thống đốc để báo cáo lên Thủ tướng. Hy vọng đề án sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.
- Dư luận cho rằng trong hệ thống ngân hàng đang tồn tại những doanh nghiệp "sân sau". Ông bình luận thế nào về vấn đề này?
Ông Trương Ngọc Anh: Dư luận vẫn chỉ là dư luận. Trong thực tế đến giờ ngân hàng vẫn chưa phát hiện có hoạt động "sân sau" của ngân hàng. Nhưng qua hoạt động thanh, kiểm tra đã có biểu hiện tập trung vốn thông qua nhiều người để "rót" cho một doanh nghiệp nào đấy. Vấn đề này Ngân hàng Nhà nước đang cho thanh, kiểm tra kỹ lưỡng để có kết luận thỏa đáng, chứ không thể vội vàng đưa ra kết luận doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia là "sân sau" của ngân hàng được.
- Hiện nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tuyên bố lãi lớn. Vậy ông giải thích thế nào về điều này?
Ông Trương Ngọc Anh: Qua số liệu đến nay, hết tháng 6/2012, toàn bộ hệ thống ngân hàng có chênh lệch thu chi là 18.770 tỷ đồng, đến hết tháng Tám là 24.854 tỷ đồng. Con số này nhìn thì lớn nhưng nếu xét về góc độ hiệu quả, tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì lại là nhỏ, hiện đang ở mức 0,4%.
Nhìn tuyệt đối, lợi nhuận phải kết thúc vào cuối năm sau khi quyết toán thì mới chính xác được.
Trong những năm trước đây, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn thông thường các ngân hàng đạt ở mức 0,8% đối với tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận/vốn là 11%- 12%. Kết thúc năm tài chính, tỷ lệ tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các ngân hàng thông thường là từ 18- 20%.
Lãi suất cho vay có chênh lệch lãi suất đầu vào nhưng nếu tính chi phí dự phòng đối với khoản nợ xấu thì thực tế lãi suất đầu vào và ra nhìn chung thấp 2%- 2,5% trong khi đó thông thường là 3%- 3,5% là hòa vốn.
Tuy nhiên, trong hệ thống có tổ chức tín dụng này hay ngân hàng kia có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, là vì do họ có quản trị rủi ro tốt nên dự phòng rủi ro thấp nhưng nhìn chung của cả hệ thống cho tới hiện nay đang rất thấp.
- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần đã "bơm" nhiều gói tín dụng để giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phía doanh nghiệp lại phản ánh không tiếp cận được nguồn vốn vay. Tại sao lại có thực trạng này thưa ông?
Ông Trương Ngọc Anh: Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng phải xuất phát từ hai phía. Một mặt phía ngân hàng phải có nguồn vốn, mặt khác doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra theo quy định của pháp luật. Theo quy định, nguồn vốn vay phải được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp kêu ca khó tiếp cận vốn, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này không đủ điều kiện để vay. Tất nhiên trong quá trình hoạt động còn có những tiêu cực – doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng vẫn được vay vốn. Trường hợp đó, bản thân ai vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm. Còn phía ngân hàng luôn yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu để đảm bảo sự an toàn cho chính họ, cũng là bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Chúng ta thấy, nợ xấu ngân hàng trong thời gian qua lên đến hàng chục tỷ đô la. Mỗi đồng nợ xấu mất đi sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống, vì thế Ngân hàng Nhà nước phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện mà ngân hàng không cho vay thì doanh nghiệp nên phản ánh để Ngân hàng Nhà nước có biện pháp quyết liệt đối với các tổ chức tín dụng.
- Xin cảm ơn ông!
- Thưa ông, vấn đề công khai thanh tra ngành ngân hàng được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, vậy tới đây các kết luận thanh tra đối với các tổ chức tín dụng có được công bố công khai rộng rãi không?
Ông Trương Ngọc Anh: Các tổ chức tín dụng không chỉ liên quan tới doanh nghiệp, công ty cổ phần đại chúng mà còn liên quan đến toàn thể nhân dân. Cho nên các kết luận thanh tra sẽ công khai từng phần. Vì có những kết luận thanh tra công khai ra sẽ làm sập đổ cả hệ thống luôn. Đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm, phải xem xét và làm thận trọng. Thậm chí những vấn đề liên quan đến yếu tố hình sự thì phải chờ cơ quan công an tiến hành những thủ tục tố tụng, Ngân hàng Nhà nước không thể tự ý đưa những vấn đề đó.
Hiện quy định của chúng ta còn nhiều bất cập. Để kiểm soát được phải đòi hỏi nghiệp vụ cao của người đi làm công tác thanh kiểm tra. Trong thực tế với những thông tin thu được về các doanh nghiệp, thanh tra cũng đang tổ chức kiểm tra xem có hiện tượng đó thực hay không. Khi có kết luận thanh tra, sẽ có những thông tin được công khai. Tất nhiên sẽ có những thông tin chưa được công khai vì nếu vi phạm pháp luật thì phải chuyển sang cơ quan công an điều tra khởi tố. Nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ có những thông tin rộng rãi, công khai để người dân nắm được thực trạng hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin để trình Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng. Vụ Thanh tra Tổ chức tín dụng trong nước là đơn vị được giao thực hiện đề án này. Dự thảo đã được trình Thống đốc để báo cáo lên Thủ tướng. Hy vọng đề án sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.
- Dư luận cho rằng trong hệ thống ngân hàng đang tồn tại những doanh nghiệp "sân sau". Ông bình luận thế nào về vấn đề này?
Ông Trương Ngọc Anh: Dư luận vẫn chỉ là dư luận. Trong thực tế đến giờ ngân hàng vẫn chưa phát hiện có hoạt động "sân sau" của ngân hàng. Nhưng qua hoạt động thanh, kiểm tra đã có biểu hiện tập trung vốn thông qua nhiều người để "rót" cho một doanh nghiệp nào đấy. Vấn đề này Ngân hàng Nhà nước đang cho thanh, kiểm tra kỹ lưỡng để có kết luận thỏa đáng, chứ không thể vội vàng đưa ra kết luận doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia là "sân sau" của ngân hàng được.
- Hiện nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tuyên bố lãi lớn. Vậy ông giải thích thế nào về điều này?
Ông Trương Ngọc Anh: Qua số liệu đến nay, hết tháng 6/2012, toàn bộ hệ thống ngân hàng có chênh lệch thu chi là 18.770 tỷ đồng, đến hết tháng Tám là 24.854 tỷ đồng. Con số này nhìn thì lớn nhưng nếu xét về góc độ hiệu quả, tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì lại là nhỏ, hiện đang ở mức 0,4%.
Nhìn tuyệt đối, lợi nhuận phải kết thúc vào cuối năm sau khi quyết toán thì mới chính xác được.
Trong những năm trước đây, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn thông thường các ngân hàng đạt ở mức 0,8% đối với tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận/vốn là 11%- 12%. Kết thúc năm tài chính, tỷ lệ tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các ngân hàng thông thường là từ 18- 20%.
Lãi suất cho vay có chênh lệch lãi suất đầu vào nhưng nếu tính chi phí dự phòng đối với khoản nợ xấu thì thực tế lãi suất đầu vào và ra nhìn chung thấp 2%- 2,5% trong khi đó thông thường là 3%- 3,5% là hòa vốn.
Tuy nhiên, trong hệ thống có tổ chức tín dụng này hay ngân hàng kia có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, là vì do họ có quản trị rủi ro tốt nên dự phòng rủi ro thấp nhưng nhìn chung của cả hệ thống cho tới hiện nay đang rất thấp.
- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần đã "bơm" nhiều gói tín dụng để giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phía doanh nghiệp lại phản ánh không tiếp cận được nguồn vốn vay. Tại sao lại có thực trạng này thưa ông?
Ông Trương Ngọc Anh: Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng phải xuất phát từ hai phía. Một mặt phía ngân hàng phải có nguồn vốn, mặt khác doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra theo quy định của pháp luật. Theo quy định, nguồn vốn vay phải được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp kêu ca khó tiếp cận vốn, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này không đủ điều kiện để vay. Tất nhiên trong quá trình hoạt động còn có những tiêu cực – doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng vẫn được vay vốn. Trường hợp đó, bản thân ai vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm. Còn phía ngân hàng luôn yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu để đảm bảo sự an toàn cho chính họ, cũng là bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Chúng ta thấy, nợ xấu ngân hàng trong thời gian qua lên đến hàng chục tỷ đô la. Mỗi đồng nợ xấu mất đi sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống, vì thế Ngân hàng Nhà nước phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện mà ngân hàng không cho vay thì doanh nghiệp nên phản ánh để Ngân hàng Nhà nước có biện pháp quyết liệt đối với các tổ chức tín dụng.
- Xin cảm ơn ông!
Thúy Hà (Vietnam+)