Ngày 6/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 14 nhiệm kỳ 2010-2015 đã khai mạc tại thành phố Huế. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương được tiến hành sớm nhất trong cả nước.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 13 trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đã khẳng định thành tựu nổi bật của Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua là GDP bình quân trong 5 năm đạt trên 12%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ-du lịch. GDP bình quân đầu người đạt trên 1.150 USD.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, từ 900 tỷ đồng năm 2004 lên hơn 3.000 tỷ đồng năm 2010. Du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đặc biệt, thành công của các kỳ festival Huế đã góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam và bản sắc văn hóa của cố đô Huế.
Cùng với chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ chú trọng; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên được nâng lên; hệ thống chính trị được kiện toàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định: 5 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa Thừa Thiên Huế ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, kém phát triển; đang trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh, cho đến thời điểm này, trình độ phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm phát triển theo chiều sâu. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt kết quả còn hạn chế.
Vì vậy, ông Trương Tấn Sang đề nghị để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề quan tâm hàng đầu là phát triển đô thị.
Ông Trương Tấn Sang cho rằng cần tập trung xây dựng đô thị Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân, đô thị động lực, là trung tâm du lịch, y tế, văn hóa, đào tạo, thành phố festival, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị trong tỉnh.
Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; nâng cấp các tuyến giao thông gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại; tổ chức lại không gian phát triển kinh tế, gắn các khu vực tập trung phát triển kinh tế của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia; tích cực mở rộng liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước nằm trong khu vực hành lang kinh tế Đông-Tây.
Tỉnh cũng cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và các doanh nghiệp để phát triển nhanh và bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội và bảo vệ bền vững môi trường, đồng thời, thường xuyên chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo
Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh của vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử văn hóa đặc sắc, Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng ba trung tâm là trung tâm văn hóa-du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và trung tâm y tế chuyên sâu.
Mặt khác, tỉnh cũng cần gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái.
Để thực hện những nhiệm vụ trọng tâm này, Đảng bộ cần đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, lựa chọn đúng những người có đức, có tài, có uy tín vào các vị trí lãnh đạo; đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí./.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 13 trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đã khẳng định thành tựu nổi bật của Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua là GDP bình quân trong 5 năm đạt trên 12%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ-du lịch. GDP bình quân đầu người đạt trên 1.150 USD.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, từ 900 tỷ đồng năm 2004 lên hơn 3.000 tỷ đồng năm 2010. Du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đặc biệt, thành công của các kỳ festival Huế đã góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam và bản sắc văn hóa của cố đô Huế.
Cùng với chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ chú trọng; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên được nâng lên; hệ thống chính trị được kiện toàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định: 5 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa Thừa Thiên Huế ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, kém phát triển; đang trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh, cho đến thời điểm này, trình độ phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm phát triển theo chiều sâu. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt kết quả còn hạn chế.
Vì vậy, ông Trương Tấn Sang đề nghị để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề quan tâm hàng đầu là phát triển đô thị.
Ông Trương Tấn Sang cho rằng cần tập trung xây dựng đô thị Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân, đô thị động lực, là trung tâm du lịch, y tế, văn hóa, đào tạo, thành phố festival, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị trong tỉnh.
Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; nâng cấp các tuyến giao thông gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại; tổ chức lại không gian phát triển kinh tế, gắn các khu vực tập trung phát triển kinh tế của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia; tích cực mở rộng liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước nằm trong khu vực hành lang kinh tế Đông-Tây.
Tỉnh cũng cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và các doanh nghiệp để phát triển nhanh và bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội và bảo vệ bền vững môi trường, đồng thời, thường xuyên chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo
Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh của vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử văn hóa đặc sắc, Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng ba trung tâm là trung tâm văn hóa-du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và trung tâm y tế chuyên sâu.
Mặt khác, tỉnh cũng cần gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái.
Để thực hện những nhiệm vụ trọng tâm này, Đảng bộ cần đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, lựa chọn đúng những người có đức, có tài, có uy tín vào các vị trí lãnh đạo; đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí./.
Hoàng Giang-Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)