Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn khẳng định, việc dời Trung tâm hành chính quốc gia mới lên Ba Vì không còn trong hồ sơ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên đồ án xây dựng trục đường Hồ Tây-Ba Vì vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của Thủ đô.
Tại cuộc họp báo xung quanh vấn đề quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chiều 23/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn khẳng định sau hơn hai năm triển khai thực hiện, đồ án đang duy trì với tiến độ đảm bảo. Ý tưởng dời Trung tâm hành chính quốc gia mới lên Ba Vì không còn trong hồ sơ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội nữa mà khu đất này được chuyển thành khu dự trữ.
Khái niệm Trung tâm hành chính quốc gia đã không còn tồn tại sau phiên họp ngày 15/6 tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, báo cáo của Chính phủ cũng đã không nhắc đến Trung tâm hành chính quốc gia.
Theo Thứ trưởng Toàn, có thể do nhầm lẫn nên Hà Nội mới đưa ra kiến nghị không dời Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì. Vì vậy, kiến nghị này của Hà Nội là không cần thiết nữa.
Tuy nhiên, trục Thăng Long, mà nay đổi tên thành tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì, thì vẫn được bảo lưu trong đồ án.
Theo ông Toàn, đây là tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô bởi tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì có lưu lượng giao thông ra phía tây Hà Nội rất lớn. Vì vậy nên phải nhìn bức tranh toàn cảnh của thành phố chứ không nên đặt vấn đề đường này đường kia cách nhau gần hay xa.
Nếu không có tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì thì lưu lượng giao thông sẽ dồn lên quốc lộ 32 và Láng-Hòa Lạc. Và khi đô thị Hòa Lạc tăng lên 60 vạn dân thì hai tuyến đường này sẽ không gánh nổi.
Hiện nay, trên các quốc lộ đang tồn tại đường kẹp phụ trợ, vì vậy đường Láng-Hòa Lạc cũng cần có đường song hành là Hồ Tây-Ba Vì. Mặt khác, quy hoạch làm tuyến đường này cũng là để giữ đất bởi nếu lỡ cấp phép dự án cho các chủ đầu tư vào khu vực này thì việc giải phóng mặt bằng thời gian sau sẽ vô cùng phức tạp.
Vấn đề này, Thứ trưởng Toàn khẳng định đơn vị tư vấn đã tính toán kỹ lưỡng, còn về góc độ chuyên môn và quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng vẫn giữ đề xuất trên. Khi duyệt đồ án, Thủ tướng sẽ quyết định về vấn đề này.
Liên quan đến Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thứ trưởng Toàn cho biết thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tổ chức trưng bày mô hình quy hoạch này. Theo đó, sẽ có 14 mô hình được trưng bày, trong đó có hai mô hình lớn với diện tích 710m2 và 200m2 và nhiều mô hình nhỏ 50-60m2.
Toàn bộ mô hình do Tập đoàn Posco của Hàn Quốc (Công ty mẹ của một trong những đơn vị tư vấn đồ án) tài trợ trị giá 2,8 triệu USD nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về quy hoạch chung Hà Nội.
Quy hoạch không gian là quy hoạch phi vật thể, vì vậy mô hình chỉ có tính minh họa giúp người xem hình dung không gian một cách dễ dàng hơn. Sau khi Hà Nội hoàn thành quy hoạch phân khu, mô hình cũng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thứ trưởng cũng cho biết đến thời điểm này, hồ sơ đồ án quan trọng trênđã cơ bản hoàn thành, các nội dung của đồ án sẽ được báo cáo Hội đồng thẩm định để thông qua trong tháng Tám, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng Mười tới./.
Tại cuộc họp báo xung quanh vấn đề quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chiều 23/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn khẳng định sau hơn hai năm triển khai thực hiện, đồ án đang duy trì với tiến độ đảm bảo. Ý tưởng dời Trung tâm hành chính quốc gia mới lên Ba Vì không còn trong hồ sơ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội nữa mà khu đất này được chuyển thành khu dự trữ.
Khái niệm Trung tâm hành chính quốc gia đã không còn tồn tại sau phiên họp ngày 15/6 tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, báo cáo của Chính phủ cũng đã không nhắc đến Trung tâm hành chính quốc gia.
Theo Thứ trưởng Toàn, có thể do nhầm lẫn nên Hà Nội mới đưa ra kiến nghị không dời Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì. Vì vậy, kiến nghị này của Hà Nội là không cần thiết nữa.
Tuy nhiên, trục Thăng Long, mà nay đổi tên thành tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì, thì vẫn được bảo lưu trong đồ án.
Theo ông Toàn, đây là tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô bởi tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì có lưu lượng giao thông ra phía tây Hà Nội rất lớn. Vì vậy nên phải nhìn bức tranh toàn cảnh của thành phố chứ không nên đặt vấn đề đường này đường kia cách nhau gần hay xa.
Nếu không có tuyến đường Hồ Tây-Ba Vì thì lưu lượng giao thông sẽ dồn lên quốc lộ 32 và Láng-Hòa Lạc. Và khi đô thị Hòa Lạc tăng lên 60 vạn dân thì hai tuyến đường này sẽ không gánh nổi.
Hiện nay, trên các quốc lộ đang tồn tại đường kẹp phụ trợ, vì vậy đường Láng-Hòa Lạc cũng cần có đường song hành là Hồ Tây-Ba Vì. Mặt khác, quy hoạch làm tuyến đường này cũng là để giữ đất bởi nếu lỡ cấp phép dự án cho các chủ đầu tư vào khu vực này thì việc giải phóng mặt bằng thời gian sau sẽ vô cùng phức tạp.
Vấn đề này, Thứ trưởng Toàn khẳng định đơn vị tư vấn đã tính toán kỹ lưỡng, còn về góc độ chuyên môn và quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng vẫn giữ đề xuất trên. Khi duyệt đồ án, Thủ tướng sẽ quyết định về vấn đề này.
Liên quan đến Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thứ trưởng Toàn cho biết thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tổ chức trưng bày mô hình quy hoạch này. Theo đó, sẽ có 14 mô hình được trưng bày, trong đó có hai mô hình lớn với diện tích 710m2 và 200m2 và nhiều mô hình nhỏ 50-60m2.
Toàn bộ mô hình do Tập đoàn Posco của Hàn Quốc (Công ty mẹ của một trong những đơn vị tư vấn đồ án) tài trợ trị giá 2,8 triệu USD nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về quy hoạch chung Hà Nội.
Quy hoạch không gian là quy hoạch phi vật thể, vì vậy mô hình chỉ có tính minh họa giúp người xem hình dung không gian một cách dễ dàng hơn. Sau khi Hà Nội hoàn thành quy hoạch phân khu, mô hình cũng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thứ trưởng cũng cho biết đến thời điểm này, hồ sơ đồ án quan trọng trênđã cơ bản hoàn thành, các nội dung của đồ án sẽ được báo cáo Hội đồng thẩm định để thông qua trong tháng Tám, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng Mười tới./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)