Tỉnh Bắc Kạn vừa ra Quyết định số 1050/QĐ-UBND về việc phê duyệt nội dung thuyết minh thực hiện dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Na Rì,” với mục tiêu xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, thông qua đó bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Huyện Na Rì (Bắc Kạn) có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây dong riềng. Những năm gần đây, diện tích trồng dong riềng và số cơ sở chế biến miến dong của huyện ngày càng tăng lên.
Với chất lượng, màu sắc, hương thơm đặc trưng, miến dong Na Rì đã trở thành một sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại miến dong chất lượng kém nhưng cũng lấy tên miến dong Na Rì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng sản phẩm, cũng như lợi ích kinh tế của người trồng dong riềng và sản xuất miến dong.
Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Na Rì là việc làm cần thiết, giúp cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương khẳng định chất lượng sản phẩm, mở rộng diện tích dong riềng, cải thiện thu nhập của người dân một cách bền vững.
Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm có nguồn gốc từ cây nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là với một huyện miền núi như Na Rì, tránh để người dân bị thiệt thòi vì thiếu hiểu biết về pháp luật; đồng thời tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất, kinh doanh chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu. Tuy nhiên, để có được điều đó, bản thân các nhà sản xuất phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng nhất theo quy chế sử dụng chung, chỉ đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng.
Nghề làm miến dong ở Na Rì có lịch sử từ những năm 80 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là món ăn phục vụ trong phạm vi thôn bản, xã rồi huyện. Qua thời gian, miến dong Na Rì trở thành hàng hóa có giá trị, được người nội trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt.
Dong riềng là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu và tập tục canh tác của địa phương, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhân dân xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Những năm gần đây huyện Na Rì đã đẩy mạnh việc sản xuất dong riềng, tăng cả về diện tích trồng và quy mô chế biến.
Na Rì có 22 xã, thị trấn thì có 19 xã trồng và chế biến dong riềng, trong đó xã Côn Minh trồng gần 174ha; Quang Phong 35ha; Cư Lễ 32ha; Kim Lư 22ha... Trong những năm tới, huyện Na Rì đã có kế hoạch phát triển trồng và chế biến dong riềng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện./.
Huyện Na Rì (Bắc Kạn) có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây dong riềng. Những năm gần đây, diện tích trồng dong riềng và số cơ sở chế biến miến dong của huyện ngày càng tăng lên.
Với chất lượng, màu sắc, hương thơm đặc trưng, miến dong Na Rì đã trở thành một sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại miến dong chất lượng kém nhưng cũng lấy tên miến dong Na Rì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng sản phẩm, cũng như lợi ích kinh tế của người trồng dong riềng và sản xuất miến dong.
Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Na Rì là việc làm cần thiết, giúp cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương khẳng định chất lượng sản phẩm, mở rộng diện tích dong riềng, cải thiện thu nhập của người dân một cách bền vững.
Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm có nguồn gốc từ cây nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là với một huyện miền núi như Na Rì, tránh để người dân bị thiệt thòi vì thiếu hiểu biết về pháp luật; đồng thời tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất, kinh doanh chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu. Tuy nhiên, để có được điều đó, bản thân các nhà sản xuất phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng nhất theo quy chế sử dụng chung, chỉ đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng.
Nghề làm miến dong ở Na Rì có lịch sử từ những năm 80 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là món ăn phục vụ trong phạm vi thôn bản, xã rồi huyện. Qua thời gian, miến dong Na Rì trở thành hàng hóa có giá trị, được người nội trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt.
Dong riềng là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu và tập tục canh tác của địa phương, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhân dân xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Những năm gần đây huyện Na Rì đã đẩy mạnh việc sản xuất dong riềng, tăng cả về diện tích trồng và quy mô chế biến.
Na Rì có 22 xã, thị trấn thì có 19 xã trồng và chế biến dong riềng, trong đó xã Côn Minh trồng gần 174ha; Quang Phong 35ha; Cư Lễ 32ha; Kim Lư 22ha... Trong những năm tới, huyện Na Rì đã có kế hoạch phát triển trồng và chế biến dong riềng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)