Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân quận Hoàn kiếm để khởi động lại thực hiện thí điểm dự án đầu tư phương tiện giao thông sạch (xe điện) phục vụ khách du lịch tham quan khu vực khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cuộc họp được diễn ra sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn số 852/TTg-KTN cho phép Hà Nội được thí điểm dự án xe điện phục vụ du khách tham quan khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu quận Hoàn Kiếm phối hợp thống nhất với Công ty cổ phần Đồng Xuân về kế hoạch và phương án hoạt động để chậm nhất trong tháng 7 phải đưa xe điện vào hoạt động.
Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giao thông vận tải cần xác định lại lần cuối lộ trình, điểm dừng đỗ, biển báo trước ngày 20/6 để đưa xe điện vào hoạt động đúng tiến độ.
Kế hoạch và phương án hoạt động của xe điện đã được Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm và Công ty cổ phần Đồng Xuân thống nhất cụ thể. Đến ngày 27/6 có thể khai trương tuyến đầu tiên theo lộ trình đã được đề ra.
Công ty cổ phần Đồng Xuân cũng phải thực hiện đầy đủ các quy định quản lý như: quy định về tiêu chuẩn, đăng kí, đăng kiểm xe một cách nghiêm minh, phạm vi và thời gian hoạt động, tham gia lưu thông đúng luật giao thông. Trong quá trình hoạt động, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm.
Doanh nghiệp xây dựng mức giá và thực hiện đăng ký giá vé theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Giao thông vận tải hướng dẫn về mẫu vé xe khách, kê khai cước, niêm yết giá.
Thời gian hoạt động của xe chạy điện được bắt đầu từ 8 giờ 30 sáng và kết thúc vào 23 giờ.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các phường trong khu phố cổ phải thông tin tuyên truyền về mục đích của dự án giao thông sạch thân thiện môi trường, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị kiến trúc văn hóa khu phố cổ và thúc đẩy thương mai, du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng phục vụ nhân dân và du khách tham quan, đi lại trong khu phố cổ.
Sau sáu tháng thực hiện, các đơn vị có liên quan phải có các buổi họp sơ kết đánh giá theo định kỳ để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo.
Thời gian thực hiện thí điểm dự án là ba năm, kể từ khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổng kết, đánh giá kết quả và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Cuộc họp được diễn ra sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn số 852/TTg-KTN cho phép Hà Nội được thí điểm dự án xe điện phục vụ du khách tham quan khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu quận Hoàn Kiếm phối hợp thống nhất với Công ty cổ phần Đồng Xuân về kế hoạch và phương án hoạt động để chậm nhất trong tháng 7 phải đưa xe điện vào hoạt động.
Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giao thông vận tải cần xác định lại lần cuối lộ trình, điểm dừng đỗ, biển báo trước ngày 20/6 để đưa xe điện vào hoạt động đúng tiến độ.
Kế hoạch và phương án hoạt động của xe điện đã được Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm và Công ty cổ phần Đồng Xuân thống nhất cụ thể. Đến ngày 27/6 có thể khai trương tuyến đầu tiên theo lộ trình đã được đề ra.
Công ty cổ phần Đồng Xuân cũng phải thực hiện đầy đủ các quy định quản lý như: quy định về tiêu chuẩn, đăng kí, đăng kiểm xe một cách nghiêm minh, phạm vi và thời gian hoạt động, tham gia lưu thông đúng luật giao thông. Trong quá trình hoạt động, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm.
Doanh nghiệp xây dựng mức giá và thực hiện đăng ký giá vé theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Giao thông vận tải hướng dẫn về mẫu vé xe khách, kê khai cước, niêm yết giá.
Thời gian hoạt động của xe chạy điện được bắt đầu từ 8 giờ 30 sáng và kết thúc vào 23 giờ.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các phường trong khu phố cổ phải thông tin tuyên truyền về mục đích của dự án giao thông sạch thân thiện môi trường, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị kiến trúc văn hóa khu phố cổ và thúc đẩy thương mai, du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng phục vụ nhân dân và du khách tham quan, đi lại trong khu phố cổ.
Sau sáu tháng thực hiện, các đơn vị có liên quan phải có các buổi họp sơ kết đánh giá theo định kỳ để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo.
Thời gian thực hiện thí điểm dự án là ba năm, kể từ khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổng kết, đánh giá kết quả và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)