Xe ôm “dù” Trần Xuyên Lưu, gốc gác Tứ Xuyên, cùng gia đình lên Bắc Kinh kiếm sống, trong mấy ngày qua đã xích chân cậu con trai 2 tuổi bên ngoài một trung tâm mua bán ở quận Phượng Sơn để chạy xe kiếm tiền.
Ông bố họ Trần, 42 tuổi, đã từ chối sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và cho rằng việc xích chân con trai là biện pháp “an toàn” mà ông có thể giữ được đứa con còn lại sau khi cô con gái 4 tuổi bị mất tích hồi tháng trước. Vợ ông bị bệnh thần kinh nên không thể trông nom được con cái.
Sau khi có ý kiến của địa phương, ông Trần đã không xích con ở ngoài phố để đi làm nữa. Nhiều người dân địa phương muốn ông nhượng quyền chăm sóc đứa bé với số tiền lót tay hậu hĩnh nhưng ông đã từ chối.
Thu nhập từ các cuốc xe ôm “dù” mỗi ngày chỉ 50 tệ (7,3 USD) nhưng ông Trần vẫn cương quyết bám trụ ở Bắc Kinh mặc dù chính quyền đã 4 lần khuyên ông trở về quê hương làm ăn sinh sống.
Căn phòng gia đình ông ở chỉ vẻn vẹn 10m2 chất đầy quần áo và đồ dùng cũ mà hàng xóm giúp đỡ. Ông Trần cho hay ở Bắc Kinh ông còn kiếm được đồng tiền để nuôi gia đình chứ về quê thì không thể sống được.
Hoàn cảnh gia đình ông Trần rất khó khăn nhưng vẫn chưa được giúp đỡ. Họ không thuộc diện người dân địa phương nên con cái không được đi nhà trẻ. Thành phố chỉ có trường học dành cho người lao động nhập cư nhưng nhà trẻ thì không. Đây là vấn đề khó khăn đối với những gia đình lao động nhập cư có con mọn./.
Ông bố họ Trần, 42 tuổi, đã từ chối sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và cho rằng việc xích chân con trai là biện pháp “an toàn” mà ông có thể giữ được đứa con còn lại sau khi cô con gái 4 tuổi bị mất tích hồi tháng trước. Vợ ông bị bệnh thần kinh nên không thể trông nom được con cái.
Sau khi có ý kiến của địa phương, ông Trần đã không xích con ở ngoài phố để đi làm nữa. Nhiều người dân địa phương muốn ông nhượng quyền chăm sóc đứa bé với số tiền lót tay hậu hĩnh nhưng ông đã từ chối.
Thu nhập từ các cuốc xe ôm “dù” mỗi ngày chỉ 50 tệ (7,3 USD) nhưng ông Trần vẫn cương quyết bám trụ ở Bắc Kinh mặc dù chính quyền đã 4 lần khuyên ông trở về quê hương làm ăn sinh sống.
Căn phòng gia đình ông ở chỉ vẻn vẹn 10m2 chất đầy quần áo và đồ dùng cũ mà hàng xóm giúp đỡ. Ông Trần cho hay ở Bắc Kinh ông còn kiếm được đồng tiền để nuôi gia đình chứ về quê thì không thể sống được.
Hoàn cảnh gia đình ông Trần rất khó khăn nhưng vẫn chưa được giúp đỡ. Họ không thuộc diện người dân địa phương nên con cái không được đi nhà trẻ. Thành phố chỉ có trường học dành cho người lao động nhập cư nhưng nhà trẻ thì không. Đây là vấn đề khó khăn đối với những gia đình lao động nhập cư có con mọn./.
Vĩnh Hà/Bắc Kinh (Vietnam+)