Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ ưu tiên phát hiện và xử lý bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá hại lúa tại các địa bàn trọng điểm.
Bệnh lùn sọc đen hại lúa đã phát sinh tại 28 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi trở ra, với hơn 26.400ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 6.000ha lúa đang giai đoạn làm đòng.
Các địa phương đã tiến hành phun phòng trừ rầy môi giới truyền bệnh trên diện tích hơn 170.000ha, đồng thời tiến hành nhổ tỉa cây lúa bị bệnh.
Cùng với đó, bệnh đạo ôn cũng có dấu hiệu phát triển mạnh từ đầu tháng 4 đến nay, chủ yếu tại đồng bằng Bắc bộ với diện tích phải phòng trừ trên 23.000ha.
Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam đã có khoảng 34.000ha lúa nhiễm rầy nâu, trong đó khoảng 2.000ha bị nhiễm nặng, tập trung tại các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông.
Theo Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bùi Sĩ Doanh, điều lo ngại hiện nay là khả năng lây lan giữa bệnh lùn sọc đen từ phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và bệnh lùn xoắn lá từ phía Nam ra các tỉnh phía Bắc. Tỉnh Khánh Hòa đã có một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen và không loại trừ nguy cơ lây lan sang các tỉnh khác.
Trước tình hình sâu bệnh hại lúa đang có chiều hướng phát sinh mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, trước mắt việc khống chế rầy là biện pháp hiệu quả nhất, đặc biệt khi lúa đang vào giai đoạn làm đòng.
Các tỉnh phía Bắc và miền Trung đã sử dụng hơn 215 bẫy đèn, xác định được trong giai đoạn từ 5-12/4 là cao điểm rầy lưng trắng vào đèn để tập trung phun thuốc trừ rầy đồng loạt./.
Bệnh lùn sọc đen hại lúa đã phát sinh tại 28 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi trở ra, với hơn 26.400ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 6.000ha lúa đang giai đoạn làm đòng.
Các địa phương đã tiến hành phun phòng trừ rầy môi giới truyền bệnh trên diện tích hơn 170.000ha, đồng thời tiến hành nhổ tỉa cây lúa bị bệnh.
Cùng với đó, bệnh đạo ôn cũng có dấu hiệu phát triển mạnh từ đầu tháng 4 đến nay, chủ yếu tại đồng bằng Bắc bộ với diện tích phải phòng trừ trên 23.000ha.
Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam đã có khoảng 34.000ha lúa nhiễm rầy nâu, trong đó khoảng 2.000ha bị nhiễm nặng, tập trung tại các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông.
Theo Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bùi Sĩ Doanh, điều lo ngại hiện nay là khả năng lây lan giữa bệnh lùn sọc đen từ phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và bệnh lùn xoắn lá từ phía Nam ra các tỉnh phía Bắc. Tỉnh Khánh Hòa đã có một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen và không loại trừ nguy cơ lây lan sang các tỉnh khác.
Trước tình hình sâu bệnh hại lúa đang có chiều hướng phát sinh mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, trước mắt việc khống chế rầy là biện pháp hiệu quả nhất, đặc biệt khi lúa đang vào giai đoạn làm đòng.
Các tỉnh phía Bắc và miền Trung đã sử dụng hơn 215 bẫy đèn, xác định được trong giai đoạn từ 5-12/4 là cao điểm rầy lưng trắng vào đèn để tập trung phun thuốc trừ rầy đồng loạt./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)