Ngày 8/2, ông Nguyễn Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Thái Bình cho biết, hiện nay tại Thái Bình đã có 7 xã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn. Tỉnh đã công bố dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn 4 xã là Hồng Lý (huyện Vũ Thư), Minh Khai, Đông Đô và Tây Đô (huyện Hưng Hà).
Tính đến thời điểm này, tổng số lợn bị bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh là 238 con (gồm 15 nái, 185 lợn thịt, lợn con và 38 lợn sữa); trong đó số lợn chết đã xử lý là 73 con, số ốm được điều trị khỏi là 39 con, hiện còn 126 con lợn ốm đang được quản lý, điều trị triệu chứng và nuôi tại hộ.
Ông Đức cho biết, dịch lở mồm long móng trên lợn xảy ra tại Thái Bình từ ngày 22/1/2012 (29 Tết) trên đàn lợn 11 con của một hộ chăn nuôi ở thôn Phú Mỹ, xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) có biểu hiện bỏ ăn, triệu chứng thần kinh và chết rất nhanh.
Sau đó, ngày 29 - 31/1, phát hiện tiếp đàn lợn hàng chục con của một số hộ tại 4 xã Hồng Lý, Bách Thuận (huyện Vũ Thư), Đông Kinh (Đông Hưng), Minh Khai (Hưng Hà) bị ốm, có biểu hiện loét lợi, lưỡi, sưng vành móng và bỏ ăn. Trong các ngày 1, 2, 6 và 7/2 đã phát sinh thêm các ổ dịch mới trên đàn lợn của 3 xã Đông Đô, Tây Đô (huyện Hưng Hà) và Quỳnh Lâm (Quỳnh Phụ).
Ngay sau khi nhận được thông tin dịch bệnh từ cơ sở, Chi cục thú y tỉnh đã kịp thời xác minh dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm của lợn bệnh tại 4 ổ dịch ở các xã Hồng Lý, Minh Khai, Đông Đô và Quỳnh Lâm gửi đi xét nghiệm ở Trung tâm chẩn đoán Thú y Tưung ương, kết quả cả các mẫu đều dương tính với virus tip O gây bệnh lở mồm long móng gia súc.
Theo ông Đức, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng ở các địa phương có dịch trong tỉnh hầu hết là những xã có ổ dịch cũ những năm trước, mầm bệnh còn tồn tại và lưu hành trên đàn lợn và môi trường chăn nuôi. Cùng với đó, liên tục những ngày trước và sau Tết Nguyên đán có mưa ẩm, lạnh kéo dài, làm sức đề kháng của lợn giảm, dễ mắc bệnh. Hiện tượng vận chuyển lợn, mua bán, nhập đàn, nuôi mới chưa được kiểm soát chặt chẽ; lợn ốm chết gia đình tự xử lý, không báo thú y và chính quyền cơ sở... khiến dịch bệnh phát sinh lây lan.
Hiện nay, Thái Bình có khoảng 1 triệu con lợn, nếu không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ rất có thể dịch lở mồm long móng sẽ bùng phát trên diện rộng và ảnh hưởng đến chăn nuôi của nông dân.
Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát lây lan ra diện rộng, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương có dịch kịp thời khoanh vùng và triển khai các biện pháp dập dịch.
Tỉnh yêu cầu các địa phương kiện toàn ban chỉ đạo, tập trung công tác tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý dịch bệnh. Đồng thời lập các chốt kiểm dịch ở các trục giao thông ra vào vùng dịch, trực 24/24h để kiểm soát, ngăn chặn không vận chuyển, buôn bán lợn mắc bệnh ra ngoài vùng dịch; cấp đủ hóa chất cho các xã phun tiêu độc khử trùng; theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch, không để bệnh phát tán, lây lan.
Tại các địa phương chưa có dịch hướng dẫn các chủ hộ chăn nuôi tăng cường chăm sóc đàn lợn, vệ sinh tiêu độc thường xuyên chuồng trại, khử trùng bằng hóa chất và rắc vôi bột quanh khu vực chuồng nuôi; kiểm soát chặt chẽ lợn nhập vào địa phương; tuyên truyền cho người dân và tổ chức ký cam kết với các chủ hộ chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ thực hiện "5 không" (không giấu dịch; không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra ngoài môi trường)...
Tỉnh Thái Bình cũng thành lập 3 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các đầu mối giao thông ra vào tỉnh tại Tân Đệ, Triều Dương và Cầu Nghìn; đồng thời Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai các biện pháp như phát phác đồ điều trị xuống cơ sở; lập các chốt tại xã đã công bố dịch; tăng cường cán bộ kỹ thuật kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch, tập trung hướng dẫn, hỗ trợ điều trị bệnh tại cơ sở...
Trước mắt, Chi cục thú y tỉnh cấp 400 kg hóa chất Bencocid hỗ trợ cho các địa phương có dịch thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại để dịch không lây lan, bùng phát./.
Tính đến thời điểm này, tổng số lợn bị bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh là 238 con (gồm 15 nái, 185 lợn thịt, lợn con và 38 lợn sữa); trong đó số lợn chết đã xử lý là 73 con, số ốm được điều trị khỏi là 39 con, hiện còn 126 con lợn ốm đang được quản lý, điều trị triệu chứng và nuôi tại hộ.
Ông Đức cho biết, dịch lở mồm long móng trên lợn xảy ra tại Thái Bình từ ngày 22/1/2012 (29 Tết) trên đàn lợn 11 con của một hộ chăn nuôi ở thôn Phú Mỹ, xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) có biểu hiện bỏ ăn, triệu chứng thần kinh và chết rất nhanh.
Sau đó, ngày 29 - 31/1, phát hiện tiếp đàn lợn hàng chục con của một số hộ tại 4 xã Hồng Lý, Bách Thuận (huyện Vũ Thư), Đông Kinh (Đông Hưng), Minh Khai (Hưng Hà) bị ốm, có biểu hiện loét lợi, lưỡi, sưng vành móng và bỏ ăn. Trong các ngày 1, 2, 6 và 7/2 đã phát sinh thêm các ổ dịch mới trên đàn lợn của 3 xã Đông Đô, Tây Đô (huyện Hưng Hà) và Quỳnh Lâm (Quỳnh Phụ).
Ngay sau khi nhận được thông tin dịch bệnh từ cơ sở, Chi cục thú y tỉnh đã kịp thời xác minh dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm của lợn bệnh tại 4 ổ dịch ở các xã Hồng Lý, Minh Khai, Đông Đô và Quỳnh Lâm gửi đi xét nghiệm ở Trung tâm chẩn đoán Thú y Tưung ương, kết quả cả các mẫu đều dương tính với virus tip O gây bệnh lở mồm long móng gia súc.
Theo ông Đức, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng ở các địa phương có dịch trong tỉnh hầu hết là những xã có ổ dịch cũ những năm trước, mầm bệnh còn tồn tại và lưu hành trên đàn lợn và môi trường chăn nuôi. Cùng với đó, liên tục những ngày trước và sau Tết Nguyên đán có mưa ẩm, lạnh kéo dài, làm sức đề kháng của lợn giảm, dễ mắc bệnh. Hiện tượng vận chuyển lợn, mua bán, nhập đàn, nuôi mới chưa được kiểm soát chặt chẽ; lợn ốm chết gia đình tự xử lý, không báo thú y và chính quyền cơ sở... khiến dịch bệnh phát sinh lây lan.
Hiện nay, Thái Bình có khoảng 1 triệu con lợn, nếu không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ rất có thể dịch lở mồm long móng sẽ bùng phát trên diện rộng và ảnh hưởng đến chăn nuôi của nông dân.
Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát lây lan ra diện rộng, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương có dịch kịp thời khoanh vùng và triển khai các biện pháp dập dịch.
Tỉnh yêu cầu các địa phương kiện toàn ban chỉ đạo, tập trung công tác tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý dịch bệnh. Đồng thời lập các chốt kiểm dịch ở các trục giao thông ra vào vùng dịch, trực 24/24h để kiểm soát, ngăn chặn không vận chuyển, buôn bán lợn mắc bệnh ra ngoài vùng dịch; cấp đủ hóa chất cho các xã phun tiêu độc khử trùng; theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch, không để bệnh phát tán, lây lan.
Tại các địa phương chưa có dịch hướng dẫn các chủ hộ chăn nuôi tăng cường chăm sóc đàn lợn, vệ sinh tiêu độc thường xuyên chuồng trại, khử trùng bằng hóa chất và rắc vôi bột quanh khu vực chuồng nuôi; kiểm soát chặt chẽ lợn nhập vào địa phương; tuyên truyền cho người dân và tổ chức ký cam kết với các chủ hộ chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ thực hiện "5 không" (không giấu dịch; không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra ngoài môi trường)...
Tỉnh Thái Bình cũng thành lập 3 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các đầu mối giao thông ra vào tỉnh tại Tân Đệ, Triều Dương và Cầu Nghìn; đồng thời Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai các biện pháp như phát phác đồ điều trị xuống cơ sở; lập các chốt tại xã đã công bố dịch; tăng cường cán bộ kỹ thuật kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch, tập trung hướng dẫn, hỗ trợ điều trị bệnh tại cơ sở...
Trước mắt, Chi cục thú y tỉnh cấp 400 kg hóa chất Bencocid hỗ trợ cho các địa phương có dịch thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại để dịch không lây lan, bùng phát./.
Thanh Phú (TTXVN/Vietnam+)